Bình minh và hoàng hôn – Tân Di Ổ – bình minh và hoàng hôn

Truyện Rạng đông và hoàng hôn – Tân Di Ổ. Truyện ngôn tình, hoàn, cổ xưa, hiện đại, xuyên không post nhanh nhất, nhiều nhất. Truyện Tây, Việt đủ loại.

Bạn đang xem: bình minh và hoàng hôn

Rạng đông và hoàng hôn

[Hiện đại] Rạng đông và hoàng hôn – Tân Di Ổ



List truyện xuất bản hoàn + Tài liệu. Click.

Cần phụ BETA Sách Truyện + Góp ẢNH Chụp sách để TYPE



 

 Trang 1/5
 [ 13 bài ] 
Chuyển đến trang 
1

,

2

,

3

,

4

,

5Trang sau
In kết quả
Đề tài trước | Bài chưa đọc trước nhất | Đề tài tiếp theo 

Rạng đông và hoàng hôn – Tân Di Ổ

 

 14.04.2012, 23:31



ngocquynh520

Bang Chủ Sư Ngoan Hiền Bang Cầm Thú

 
Ngày tham gia: 20.07.2006, 10:47
Tuổi: 29
Nội dung: 37113
Được thanks: 88829 lần
Điểm:

12.34

20.07.2006, 10:47293711388829 lần

10

[Hiện đại] Rạng đông và hoàng hôn – Tân Di Ổ – Điểm:

Rạng đông và hoàng hôn

Tác giả:

Tân Di Ổ

Dịch giả

: Kim Diệu

NXB Lao động – Trung tâm tư vấn du học sách Bách Việt

Khổ sách: 13×20,5 cm

Số trang: 344 trang

Giá bìa: 65.000 đồng

Xuất bản vào: 9/2010.

Nguồn:

Giới thiệu:

Gia đình họ Kỉ và gia đình họ Cố là hai gia đình rất thân thiết với nhau. Từ nhỏ, con trai nhà họ Kỉ là Kỉ Đình đã là bạn “thanh mai trúc mã” với hai cô con gái song sinh nhà họ Cố là Cố Chỉ Di và Cố Chỉ An.

Chỉ Di và Chỉ An hồi nhỏ giống nhau như hai giọt nước, nhưng tính cách lại khác nhau một trời một vực.Chỉ Di dịu dàng, nữ tính, có phần trầm mặc, yếu đuối, trong lúc Chỉ An lại nghịch ngợm, hiếu động và có phần ương bướng.Chỉ Di từ nhỏ đã thầm yêu Kỉ Đình. Kỉ Đình thì luôn thấy mình phải có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc cho Chỉ Di thánh thiện, nhưng khi trưởng thành, anh lại phát xuất hiện người mình yêu chính là Chỉ An. Đằng sau vẻ ngoài ngang bướng, ngang tàng của Chỉ An là một tâm hồn khao khát được yêu thương. Từ nhỏ, Chỉ An đã biết mình không phải là con đẻ của mẹ. Cô chỉ là đứa con rơi của bố với một người em họ của mẹ, nên từ lúc sinh ra cô đã là đứa trẻ không được ai mong đợi. Vậy nên, cô luôn có cảm tưởng cô quạnh. Lúc Kỉ Đình và Chỉ An hiểu rõ tâm tư nhau, tưởng như sắp tới được với nhau thì một vụ tai nạn xảy ra đã làm cuộc sống họ rẽ ngoặt.

Sau một vụ tai nạn, Chỉ An bỏ đi, Kỉ Đình ở bên chăm sóc Chỉ Di nhưng trong tâm hồn vẫn cứ mải miết chờ đợi Chỉ An. Chỉ An như cánh chim cất cánh không mỏi, không biết tới điểm dừng còn Kỉ Đình như quần đảo cô độc giữa đại dương mong được làm chốn nghỉ chân cho chú chim ấy. Và khi nghe được tin về Chỉ An từ một người bạn, Kỉ Đình đã tức tốc đi tìm cô. Họ tái ngộ nhau và cùng nhau tận hưởng những ngày hạnh phúc ngắn ngủi, rồi Chỉ Di đến tìm Kỉ Đình, và Chỉ An lại bỏ đi. Kỉ Đình lại tiếp tục chờ đợi, lại tiếp tục đi tìm Chỉ An…

Tân Di Ổ: Kim DiệuNXB Lao động – Trung tâm tư vấn du học sách Bách ViệtKhổ sách: 13×20,5 cmSố trang: 344 trangGiá bìa: 65.000 đồngXuất bản vào: 9/2010.Nguồn: https://mitpau.wordpress.com/ Gia đình họ Kỉ và gia đình họ Cố là hai gia đình rất thân thiết với nhau. Từ nhỏ, con trai nhà họ Kỉ là Kỉ Đình đã là bạn “thanh mai trúc mã” với hai cô con gái song sinh nhà họ Cố là Cố Chỉ Di và Cố Chỉ An.Chỉ Di và Chỉ An hồi nhỏ giống nhau như hai giọt nước, nhưng tính cách lại khác nhau một trời một vực.Chỉ Di dịu dàng, nữ tính, có phần trầm mặc, yếu đuối, trong lúc Chỉ An lại nghịch ngợm, hiếu động và có phần ương bướng.Chỉ Di từ nhỏ đã thầm yêu Kỉ Đình. Kỉ Đình thì luôn thấy mình phải có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc cho Chỉ Di thánh thiện, nhưng khi trưởng thành, anh lại phát xuất hiện người mình yêu chính là Chỉ An. Đằng sau vẻ ngoài ngang bướng, ngang tàng của Chỉ An là một tâm hồn khao khát được yêu thương. Từ nhỏ, Chỉ An đã biết mình không phải là con đẻ của mẹ. Cô chỉ là đứa con rơi của bố với một người em họ của mẹ, nên từ lúc sinh ra cô đã là đứa trẻ không được ai mong đợi. Vậy nên, cô luôn có cảm tưởng cô quạnh. Lúc Kỉ Đình và Chỉ An hiểu rõ tâm tư nhau, tưởng như sắp tới được với nhau thì một vụ tai nạn xảy ra đã làm cuộc sống họ rẽ ngoặt.Sau một vụ tai nạn, Chỉ An bỏ đi, Kỉ Đình ở bên chăm sóc Chỉ Di nhưng trong tâm hồn vẫn cứ mải miết chờ đợi Chỉ An. Chỉ An như cánh chim cất cánh không mỏi, không biết tới điểm dừng còn Kỉ Đình như quần đảo cô độc giữa đại dương mong được làm chốn nghỉ chân cho chú chim ấy. Và khi nghe được tin về Chỉ An từ một người bạn, Kỉ Đình đã tức tốc đi tìm cô. Họ tái ngộ nhau và cùng nhau tận hưởng những ngày hạnh phúc ngắn ngủi, rồi Chỉ Di đến tìm Kỉ Đình, và Chỉ An lại bỏ đi. Kỉ Đình lại tiếp tục chờ đợi, lại tiếp tục đi tìm Chỉ An…

MỤC LỤC

Chương 1+2Chương 3+4Chương 5+6Chương 7+8Chương 9+10
Chương 11+12Chương 13+14Chương 15+16Chương 17+18Chương 19+20
Kết thúc


Tìm kiếm với từ khoá:



      

      Share


saoxoay, trankim

2 thành viên đã gởi lời cảm ơn ngocquynh520 về nội dung trên:

     

 14.04.2012, 23:33



ngocquynh520

Bang Chủ Sư Ngoan Hiền Bang Cầm Thú

 
Ngày tham gia: 20.07.2006, 10:47
Tuổi: 29
Nội dung: 37113
Được thanks: 88829 lần
Điểm:

12.34

20.07.2006, 10:47293711388829 lần

10

Re: [Hiện đại] Rạng đông và hoàng hôn – Tân Di Ổ – Điểm:

Chương 1: Làm sao em khóc

Mùa hè năm 1989, theo chân bố mẹ chuyển công tác, Kỉ Đình lần trước nhất đặt chân đến tp phương Nam này, khi ấy cậu vừa tròn mười một tuổi.

Mẹ Kỉ Đình vốn là người miền Bắc, bố cậu – Kỉ Bồi Văn – lại sinh ra ở miền Nam.

Lớn lên, Kỉ Bồi Văn khăn gói lên miền Bắc học chuyên nghề Vật lý, sau thời điểm tốt nghiệp được giữ lại trường giảng dạy, vợ ông cũng dạy khoa Văn cùng trường. Miệt mài với sự nghiệp trồng người ở xứ sở này đã mười mấy năm, thế nhưng Kỉ Bồi Văn vẫn không quen nổi với kiểu khí hậu khô lạnh ở miền Bắc. Đến lúc cậu con trai lên lớp năm, sau thời điểm liên hệ được với Đại học ₲ ở tỉnh lỵ quê nhà, ông đã thuyết phục vợ chuyển về sinh sống ở miền Nam.

Cố Duy Trinh, người bạn tốt từ thuở thơ ấu của Kỉ Bồi Văn, cũng là Phó Chủ nhiệm khoa Thương mại của Đại học ₲, đã dàn xếp đâu ra đấy, hết lòng trợ giúp ông trong quá trình thuyên chuyển công tác, thế nên ngay sau thời điểm thu vén ổn thỏa căn nhà trong khu tập thể cán bộ nhân viên trường, cả nhà Kỉ Bồi Văn mau lẹ sang tận nơi chào hỏi gia đình họ Cố.

Bạn cũ lâu ngày mới hội ngộ, hởi lòng hởi dạ xiết bao. Hàn thuyên một hồi, Kỉ Bồi Văn bèn hỏi đến bọn trẻ nhà Cố Duy Trinh, “Sao không thấy hai viên ngọc quý nhà ông đâu?”.

Vợ chồng Cố Duy Trinh có một cặp song sinh nữ, năm nay vừa lên tám. Mấy năm trước, khi hai cô bé vừa mới vào lớp mẫu giáo, Kỉ Bồi Văn từng gặp mặt chúng, quả thực là thanh tao dễ thương hiếm hoi.

Cố Duy Trinh nghe thấy bèn hỏi vợ, “Phải rồi, hai đứa chạy biến đi đâu rồi em nhỉ?”.

Lúc ấy vẫn còn chạng vạng, sắc trời chưa tối hẳn.

Vợ của Cố Duy Trinh là Uông Phàm cười cười bảo: “Bọn trẻ ăn cơm xong, chắc chạy loăng quăng đâu đấy thôi”.

Trong khu tập thể này có không ít cô cậu trạc tuổi cặp song sinh nhà họ Cố, bình thường giờ này chúng vẫn túm tụm với nhau, chạy nhảy nô đùa khắp nơi trong khuôn viên trường, đến tối mịt mới mì về nhà làm bài tập. Cố Duy Trinh nghe vợ nói thế, cũng không lấy làm lạ.

Vì mối gi­ao tình giữa hai ông chồng, Uông Phàm cùng Từ Thục Vân – vợ Kỉ Bồi Văn – cũng từng có dịp quen biết nhau, nay mấy người lớn được dịp ngồi hàn huyên, đương nhiên tâm tình mãi vẫn không hết chuyện. Vợ chồng Cố Duy Trinh không có con trai, trông thấy cậu chàng Kỉ Đình tuy tuổi còn nhỏ song đã sớm chín chắn, lại khôi ngô nhã nhặn liền không ngớt lời khen ngợi, bao nhiêu tình cảm yêu mến cứ dào dạt tuôn ra. Cố Duy Trinh cười bảo với Kỉ Bồi Văn, “Ông Kỉ này, từ nay hai gia đình chúng ta được ở gần nhau rồi, phải coi nhau như người một nhà nhé, mà nếu có thể trở thành người một nhà thật thì đúng là chuyện tốt đẹp đấy”.

Vợ chồng Kỉ Bồi Văn hiểu ngay ý tứ trong lời ông bạn, cả mấy người bỗng dưng nhìn nhau cười ha hả. Uông Phàm cố nén cười trách chồng, “Con cái mới tí tuổi đầu mà anh đã tính toán như thế sao?”.

“Cứ cho là tính toán đi, cũng là một phép tính đáng hài lòng đấy chứ. Cậu cả nhà anh Kỉ được dạy dỗ đến nơi đến chốn, làm sao mà chê vào đâu được, có điều không biết cô nào nhà mình có được cái phúc phận này thôi”, Cố Duy Trinh bảo.

Vợ chồng Kỉ Bồi Văn ngoài miệng chối đây đẩy, thế nhưng khi liếc sang cậu con trai, trong lòng không nén nổi khấp khởi mừng rỡ.

Kỉ Đình ngồi một bên, làm gì không hiểu được ý tứ trong những lời bông đùa của người lớn, se sẽ đỏ ửng mặt, nhưng cậu không góp lời. Do được cha dạy dỗ nghiêm khắc từ nhỏ nên trước nay cậu luôn là một đứa trẻ lễ phép, biết điều, nhưng nghe mãi những lời thế này, dần dà cậu cũng thấy vài phần chán ngán.

Rốt cuộc thì vẫn là mẹ hiểu lòng con trai, Từ Thục Vân phát xuất hiện Kỉ Đình cứ nhấp nhổm không yên, nghĩ là do cậu còn tâm tính trẻ con nên không hứng thú với những cuộc trò chuyện của người lớn, bèn bảo, “Nếu thấy chán, con cứ đi loăng quăng đâu đó một chút, ngày đầu tiên đến đây vẫn chưa quen, đừng đi xa quá là được”.

Kỉ Đình như thể được lệnh tha bổng, nhưng lại không tiện tỏ ra mừng rỡ quá, nên chỉ dạ vâng chào hỏi vợ chồng Cố Duy Trinh rồi bước ra khỏi nhà họ Cố.

Khu tập thể cán bộ nhân viên trường khi ấy chỉ vỏn vẹn chưa đến chục dãy nhà cao không quá ba tầng, được xây dựng từ vài chục năm về trước, cũ kỹ lắm rồi. Ngăn giữa các dãy nhà là những đám cây cỏ um tùm, phía trước phía sau các khối nhà đều có một thảm cỏ xanh tươi mơn mởn, những dây thường xuân xanh rì sum sê cùng những giống cây leo dại mọc hoang khác bám kín những vách tường bong tróc lở loang hướng về phía mặt trời, từ xa xa nhìn lại, cảnh sắc thật lãng mạn, thơ mộng!

Đương nhiên, cậu nhóc mười một tuổi Kỉ Đình chẳng thưởng thức mấy thứ này làm gì, nhà mới của cậu cách nhà chú Cố đúng một dãy, cậu men theo đoạn đường nhỏ rêu bám đầy trong khuôn viên trường, dạo quanh ngó nghiêng đầy vẻ tò mò.

Khu tập thể cán bộ nhân viên trường cách khu sinh hoạt của sinh viên một quãng, thế nên ở nơi này không có vẻ đông đúc ồn ào của trường đại học, chỉ lơ thơ mấy khóm hai, ba đứa trẻ tíu tít, lăng xăng chơi trốn tìm. Kỉ Đình nghĩ bụng, có vẻ hai cô con gái song sinh nhà chú Cố cũng ở trong đám này đây.

Lúc ấy, sắc trời dần ngả màu âm u. Bóng tối buông xuống, đám trẻ con chơi trốn tìm đã thưa thớt đi nhiều, Kỉ Đình cảm thấy mình càng đi càng xa, dần dà đến mấy ông già bà cả tản bộ cũng không còn thấy nữa, bốn bề lặng phắc. Đám hoa cỏ vốn sum sê tươi tắn dưới ánh mặt trời giờ đã chuyển thành từng đám tối tăm. Trong lòng cậu bỗng đâu gợn nỗi hãi hùng, đang định men theo lối cũ quay về, không may đạp vào giữa bụi cây thấp lùm xùm ở gần, chỉ nghe thấy một đợt lào xào, ràn rạt, kèm thêm cả mấy tiếng rên rỉ khe khẽ, bỗng dưng giật thót mình. Cậu thu hết dũng cảm bước lên phía trước, khe khẽ vén cành lá ra, nhìn thấy một đôi nam nữ trẻ tuổi đang ôm chặt lấy nhau giữa đám cây cỏ sum sê. Kỉ Đình còn nhỏ, nào có ngờ đây chính là nơi hò hẹn yêu đương của những cặp uyên ương vốn nhan nhản thành quen ở trường đại học, cậu chàng ngạc nhiên đến đỏ bừng mặt. Cặp uyên ương kia thì chẳng lấy gì làm thẹn thùng, cậu nam sinh còn nạt nộ một câu, “Nhìn cái gì mà nhìn!”.

Kỉ Đình vội vàng buông ngay bàn tay đang vén cành cây, quay người chạy thục mạng, đến lúc chắc cú là đã vứt lại cái cảnh kia ở phía sau rồi, vẫn còn không nén nổi cảm tưởng xấu hổ. Cậu đã từng này tuổi đầu, ít nhiều đã có thể đoán được việc mình vừa mới bắt gặp là việc gì.

Vất vả lắm mới cân đối lại được nhịp tim đang đập loạn xạ, Kỉ Đình bỗng phát hiện mình đang ở một chỗ rất lạ, những bụi cây san sát đã ở đằng sau, vầng trăng đang dần ló dạng. Văng vẳng đâu đây có tiếng khóc thút thít, nhưng khi cậu nín thở lắng nghe thì lại chẳng thấy tiếng gì nữa.

Đến lúc này, dù có là con trai thì cậu cũng không tránh khỏi sởn hết gai ốc. Cậu đã định bỏ đi, thế nhưng cái thói hiếu kỳ lại thôi thúc cậu dấn lên trước vài bước, qua một lớp ánh trăng, trước mắt lại là một thảm cỏ xanh rộng lớn. Ở đó, có một cô bé xinh xắn mặc chiếc váy màu phấn hồng đang ngồi khóc.

Kỉ Đình nhủ thầm, có vẻ suốt đời mình cũng chẳng khi nào quên được cảnh này.

Bất kể là người lớn hay trẻ con, trong lòng đều chứa đựng một nơi chốn yếu mềm, đợi chờ một thời khắc như vậy, một tình cảnh như vậy, một câu nói như vậy hoặc một loài người như vậy khẽ khàng chạm tới. So với Kỉ Đình, hiện tại chính là thời khắc ấy. Dưới ánh trăng mờ ảo, cô bé đang khóc trông yếu đuối tựa thủy tinh, khiến cậu không nén nổi ước ao được nâng niu cô trong lòng bàn tay mình. Cô gái nhỏ nghe thấy tiếng bước chân, ngưng bặt tiếng khóc, chỉ dùng đôi mắt ứa lệ yên ắng ngắm nhìn người con trai xa lạ. Kỉ Đình bước đến bên cô, khom người trước mặt cô mà hỏi, “Em bé, sao em lại khóc?”.

Cô bé ngần ngừ một hồi rồi đáp, “Tại em sợ trời tối”.

Nước mắt cô không còn tuôn rơi nữa, Kỉ Đình nhìn vào trong đôi mắt đen láy sâu thăm thẳm ấy, bỗng dưng thấy thương cảm trong lòng. Trái tim của người con trai này lần trước nhất bừng lên muốn được bảo vệ một loài người.

“Có anh ở bên cạnh đây, em không phải sợ gì cả.” Cậu mỉm cười nhìn cô, mạnh dạn thốt ra lời hứa hẹn, thậm chí còn chưa hề nghĩ xem vì sao mình lại nói như vậy.

“Anh nói thật chứ?” Cô bé hỏi với giọng non nớt ngây ngô.

“Ừ, có điều em phải kể cho anh nghe trước đã, sao em lại ở đây?”

“Nhà em ở trong trường.”

“Thế em tên là gì?”

Cô bé không nói. Kỉ Đình nghĩ bụng, bố mẹ đã dạy cậu không được tùy tiện nói cho người lạ biết tên mình. Thế nên cậu toét miệng cười, “Anh cũng ở trong trường, hôm nay vừa mới chuyển đến. Anh tên là Kỉ Đình.”

Cô bé chần chừ một lúc, rồi nói, “Em… em tên là Cố Chỉ Di”.

Vì Cố Duy Trinh đã sớm khắc phục xong xuôi thủ tục chuyển vào trường tiểu học trực thuộc Đại học ₲ cho Kỉ Đình, nên ngay buổi sáng ngày sau, vợ chồng Kỉ Bồi Văn đã chuẩn bị sách vở cặp túi đâu ra đấy để con trai sẵn sàng đến lớp. Kỉ Đình vừa mới vào lớp sáu, hai chị em sinh độ nhà họ Cố lên lớp ba, thế nên Kỉ Bồi Văn và Cố gia đã luận bàn ổn thỏa, để ba đứa trẻ đi học cùng nhau, cùng xem chừng để ý đến nhau.

Gần đến nhà chú Cố, từ xa xa Kỉ Đình đã trông thấy cô bé cậu gặp tối qua. Nghĩ đến chuyện tối qua, cậu vẫn thấy hơi ngượng, cậu đã thầm hứa với lòng mình sẽ bảo vệ cô bé hệt như một nam tử hán đại trượng phu nhỏ tuổi, ai ngờ lúc hai người quay trở về cậu mới phát hiện mình không tài nào phân biệt nổi phương hướng, làm cách gì cũng không tìm thấy lối về, nói thẳng ra là bị lạc đường, cuối cùng chính cô bé nhỏ tuổi kia mang cậu về khu tập thể cán bộ nhân viên trường. Hiển nhiên là cô bé rành địa thế vùng này hơn cậu rất nhiều, rẽ trái hoặc phải một hồi, đến lúc cậu mừng rỡ trông thấy khu tập thể ở trước mặt, thì đã không còn thấy tăm tích cô bé đâu nữa. Đáng lẽ cậu phải sớm nghĩ tới việc này, người họ Cố đâu có nhiều nhặn gì, hóa ra cô chính là một trong hai đứa bé của cặp song sinh nhà chú Cố. Nghĩ đến đây, trong lòng cậu trai nhỏ tuổi bỗng dấy lên một niềm vui nho nhỏ. Dựa vào mối quan hệ của hai nhà, về sau cậu sẽ tha hồ được vui chơi bên cô bé. Cậu lặng lẽ giấu kín nỗi phấn khởi, cùng bố bước đến trước mặt chú Cố, ngoan ngoãn chào thật to, “Cháu chào chú Cố ạ”. Sau đó, cậu hớn hở quay sang nói với cô bé còn đang cúi đầu chỉnh lại quai đeo cặp sách, “Chỉ Di, anh lại gặp em rồi”.

Cô nhóc nghe thấy liền ngẩng đầu lên. Tắm mình trong những tia nắng sớm, ở cô hoàn toàn không thấy đâu vẻ yếu đuối sợ sệt tối qua, đôi mắt đen lay láy nhìn thẳng vào Kỉ Đình và Kỉ Bồi Văn. Kỉ Đình cảm thấy hơi ngượng trước ánh nhìn của cô bé, thế nhưng đôi mắt cùng gương mặt tựa thiên thần ấy, cậu không thể nào nhận lầm được.

Cô bé định mở miệng thì Cố Duy Trinh đã bật cười, “Ơ, Kỉ Đình sao đã biết Chỉ Di nhà chú nhỉ? Thế nhưng cháu nhận lầm rồi, con bé này là Chỉ An, Chỉ Di với dì Phàm còn chưa ra… Ấy, Uông Phàm, vừa mới nhắc đến em xong…”.

Kỉ Đình nhìn về phía sau lưng chú Cố, chỉ thấy dì Uông Phàm dắt một cô bé đi ra, từ vẻ ngoài đến cách ăn vận chẳng khác một ly với cô nhóc “Chỉ Di” trước mặt cậu.

Cố Duy Trinh cười, nắm lấy tay con gái, “Chỉ Di, sao con lại biết anh Kỉ Đình thế? Có phải là tối qua hai đứa đã gặp nhau không?”.

Chỉ Di khe khẽ gật đầu, rồi mỉm cười, “… Anh Kỉ Đình”.

Đến lúc này, Kỉ Đình mới biết mình đã nhận nhầm người, bỗng đâu thấy lúng túng. Cố Duy Trinh cười bảo, “Cháu cũng không phải là người đầu tiên bị nhầm đâu, có điều về sau anh em thân nhau rồi, chắc chắn không lầm được nữa, hai đứa chúng nó dễ phân biệt lắm”.

Cô nhóc Chỉ An cuối cùng cũng chỉnh sửa xong cặp sách, dẩu dẩu mỏ mà rằng, “Đồ ngốc thì chắc chắn không nhận ra được rồi”.

“Cái con bé này, ăn nói kiểu gì thế? Anh Kỉ Đình là con nhà bác Kỉ đấy, cũng là anh của con, về sau các con đi học rồi về nhà với nhau, phải nghe lời anh mới được.”

Chỉ An không cãi lại nữa, thế nhưng khuôn mặt chỉ hiện vẻ khinh khỉnh.

Lại đến lượt Uông Phàm giải vây, bà cười bảo, “Các con đi học đi, không lại muộn bây giờ”.

Kỉ Đình nhìn Chỉ An và Chỉ Di, không nén nổi hồ hoặc, hóa ra cậu nhận lầm người thật.

Người ta vẫn nói, chị em hay anh em song sinh, chỉ cần cùng giới tính, tính tình thường khác nhau một trời một vực. Cố Chỉ Di và Cố Chỉ An cũng thế, cho dù lúc đang là trẻ sơ sinh đỏ hỏn, hai đứa thuộc loại người ta ghé mắt nhìn vào đã có cảm tưởng là từ cùng một bọc chui ra, nhưng sau thời điểm quen thân một tí thì sẽ không thể nhận lầm được nữa.

Chỉ Di là chị, Chỉ An là em, nghe nói hai cô nhóc sinh ra cách nhau một tiếng đồng hồ.

Sau khoảng thời gian quen biết với chị em nhà họ Cố, nghĩ lại lần nhận lầm hai người trong buổi sáng hôm ấy, Kỉ Đình vẫn cảm thấy hài hước. Bởi vì Cố Chỉ An tuyệt đối không thể là người náu mình trong một góc tối khóc lóc được, cô bé chỉ có thể làm người khác phải khóc ròng mà thôi. Chỉ An cũng học lớp ba như Chỉ Di, vẻ ngoài xinh xắn hệt như một cô búp bê Tây, nhưng trong đám nhóc cùng trang lứa ở khu tập thể Đại học ₲, cô nàng lại là kẻ xưng hùm xưng bá không cần phải tranh cãi. Cô bé bạo gan, nhanh nhẹn, tò mò, hiếu động, khỏe mạnh, lanh lợi, lại có cái vẻ táo tợn đến con trai cũng không bì nổi. Trẻ con chơi với nhau vốn khó tránh khỏi chành chọe gây gổ, nhưng nếu có ai đấy nhỡ dại bắt nạt cô hay cô chị Chỉ Di, bất kể là trai hay gái, hơn tuổi hay kém tuổi, cô nhất định không đánh cho đối thủ khốn khổ xin tha thì quyết không bỏ cuộc. Điều đau đầu hơn là, cô bé có thói xấu thích giành giật đồ của người khác, bất kể là đồ chơi hay truyện tranh, người ta càng thích cô càng muốn cướp lấy. Thế nhưng những thứ vất vả nhọc công giằng từ tay người khác, cô lại chẳng nâng niu gì, vầy vò vài lượt là vứt sang một bên. Cứ cái kiểu đấy, tự nhiên những tranh cãi xung quanh cô cũng nổi lên liên miên. Đôi lúc vì tuổi còn nhỏ, người thấp bé, Chỉ An cũng phải chịu thiệt thòi, thế nhưng từ trước tới nay cô bé chưa từng chịu nhịn khi nào, kể cả có bị đẩy dúi dụi xuống đất, bầm dập mình mẩy hay ròng ròng máu mũi, cô cũng phải bạt mạng bò dậy xông vào đối phương mà đá, đấm, cấu, cắn. Những đứa trẻ tầm tuổi cô bé, cho dù là mấy cậu trai hùng hổ, có mấy ai từng gặp cái tính khí ương ngạnh mặc kệ hết thảy kiểu này, vậy nên trong các cuộc xô xát của Chỉ An, phần lớn vẫn là cô nàng giành thắng lợi. Tiếng tăm của cô bé dần dà lan rộng, trẻ con ở khu Đại học ₲ này đều nhất loạt phục tùng cô, thường thì cứ sau giờ tan học, cô nàng lại đứng đầu mười mấy đứa trẻ con lớn bé lố nhố “sục sạo” khắp nơi mọi chốn trong khuôn viên trường, quậy phá nghịch ngợm không để đâu cho hết.

Kỉ Đình lúc mới chuyển đến cũng thường nghe mọi người nhắc đến những “thành tích” chói lọi của Chỉ An, nhưng cũng chẳng tin lắm. Tuy cậu biết Chỉ An không phải một đứa trẻ ngoan ngoãn, thế nhưng món châu báu lung linh trông ngoại hình thon thả yếu mềm hệt như Chỉ Di này làm sao có thể là “ma vương cái thế” trời không sợ, đất không e như lời người lớn vẫn nói được. Cho đến một lần, chính mắt cậu trông thấy cô bé cưỡi lên người một thằng con trai hơn cô cả một cái đầu, vừa đánh vừa chửi, cậu mới đành mắt chữ Σ mồm chữ 𝓐 mà tin rằng lời đồn ấy không phải là hoang đường. Điều khiến Kỉ Đình thắc mắc là lần ấy cô nàng “dạy dỗ” thắng nhóc kia chỉ vì thằng nhóc ấy ăn trộm mấy con cá vàng của Chỉ Di. Nhưng ngay sau thời điểm giành lại được mấy con cá rồi, cô bé lại xé toạc túi ny­lon đựng cá, giương mắt nhìn con cá vàng vô vọng giãy giụa trên mặt đất cho đến lúc chết.

Vì cái tính quậy phá của Chỉ An, giáo viên cùng phụ huynh những đứa trẻ khác ở trường không hiếm bận đến tận nhà họ Cố mách tội, vợ chồng Cố Duy Trinh đau đầu nhức óc vô cùng, dỗ dành yêu thương cũng vậy, mắng mỏ nghiêm khắc cũng thế, bao nhiêu lần uốn nắn cứng mềm, cô nhóc Cố Chỉ An vẫn không sửa đổi. Ban đầu họ vẫn ngỡ cô bé cướp đồ của người khác chỉ vì ham hố dăm thứ mới mẻ nhất thời, nên cứ gi­ao hẹn với cô, nếu muốn gì thì cứ nói với bố mẹ, chỉ cần là thứ mà gia đình có thể chấp thuận thì đều mua cho cô được, nhưng những thứ được dâng đến tận tay thế này cô bé hoàn toàn chẳng thèm ngó ngàng tới. Có lúc, Cố Duy Trinh, trông thấy cô nhóc làm việc gì càn quấy, mắng mỏ mấy câu, cô còn gân cổ lên cãi với vẻ coi trời bằng vung. Ông bố ba máu sáu cơn, mấy lượt định phá bỏ cái gi­ao hẹn “dạy dỗ con cái không dùng roi vọt” giữa hai vợ chồng, nhưng lần nào Uông Phàm cũng níu chặt lấy chồng, để ông điềm tĩnh lại. Vợ chồng đồng tâm, ông làm sao không hiểu những gì Uông Phàm chẳng nói ra lời, thế nên mắng mỏ xong xuôi rồi, lúc nào ông cũng chỉ một mình buông tiếng thở dài, cuốn cờ dẹp trống, mà đứa con gái nhỏ vẫn cứ tự tung tự tác như xưa. Lúc bấy giờ trong lòng hai người họ thường vẫn không nén nổi nghĩ rằng: Cũng may còn tồn tại Chỉ Di.

Đúng thế, Chỉ Di là món báu vật của hai vợ chồng họ, không ai có thể không thương yêu một đứa bé như vậy. Cô bé bình thường chẳng mấy nói năng, cũng không biết nói ra những câu làm người ta vui lòng, cái dễ thương đáng mến của cô là ở chỗ, lúc cha mẹ mỏi mệt nhất biết rót mời cốc nước, lúc cha mẹ tức giận nhất biết nắm lấy tay họ. Nhìn vào đôi mắt to tròn biết nói của cô bé, vợ chồng Cố Duy Trinh cảm thấy tất bực dọc đều tiêu tan hết. Cố Duy Trinh vẫn thường tâm sự với Uông Phàm rằng, hai đứa con gái từ nhỏ lớn lên cùng nhau, cớ sao lại khác nhau gớm ghê làm vậy? Thế nhưng điều khiến vợ chồng họ lo ngại chính là tính cách hướng nội của Chỉ Di, cô bé không năng động hiếu động như những đứa trẻ cùng trang lứa, tối ngày chỉ thích thui thủi một mình, thú vui duy nhất là nuôi cá. So với bể cá vàng tự tay chăm sóc, cô bé nâng niu như vật báu, phần lớn thời gi­an ngoài giờ học đều đổ hết vào đó. Có lúc đến bố mẹ cô bé cũng chần chừ tự hỏi, mấy con cá vàng chỉ biết bơi qua bơi lại trong nước, không biết nói cũng chẳng biết làm trò mua vui cho người ta, không hiểu có ma lực gì mà có thể thu hút một đứa nhỏ đến thế. Thỉnh thoảng hai vợ chồng họ cũng thử gặng hỏi con, thế nhưng bản thân Chỉ Di cũng không trả lời nổi, chỉ bảo là thích thì cứ thích vậy thôi. Vì con gái cưng có sở thích này, vợ chồng Cố Duy Trinh và Uông Phàm cũng vui lòng mua cá mới cho con liên tục, ngoài ra còn mua cả những quyển sách hướng dẫn nuôi cá tận nhà nữa. Dần dần, Cố Chỉ Di nghiễm nhiên trở thành tay nuôi cá nghiệp dư nhỏ tuổi, ấn tượng trước nhất của khách khứa khi lần trước nhất đặt chân vào nhà họ Cố chính là những bể cá được bày đặt khắp nơi này.

Ngoan ngoãn hẳn nhiên là một điều tốt, thế nhưng một đứa bé gái đang tuổi chạy nhảy hiếu động mà lại hướng nội thế này thì không ổn cho lắm. Vợ chồng Cố Duy Trinh vẫn thường khuyến khích Chỉ Di chịu khó ra ngoài chơi với các bạn, nên đôi lúc Chỉ Di cũng theo chân Chỉ An chạy nhảy khắp trường. Khổ nỗi cô bé có dáng vẻ xinh xắn, tính cách lại quá hiền từ, nên hay bị mấy đứa con trai nghịch ngợm trêu ghẹo. Cũng có đứa vì từng nếm mùi khổ sở dưới tay Chỉ An nên mau lẹ lôi Chỉ Di ra làm bia trút giận. Thế nên cứ khi nào Chỉ An không có ở bên, Chỉ Di rất dễ biến thành đối tượng bắt nạt của lũ trẻ. Cô bé có nếm đòn thì cũng chỉ giấu kín trong lòng không dám hó hé, vì nếu Chỉ An phát xuất hiện, thế nào cũng có một trận đánh nhau to.

Kể cũng lạ, hai đứa trẻ con có tính cách như mặt trăng, mặt trời, vậy mà từ nhỏ đã thân thiết đặc biệt. Chỉ có lúc ở bên Chỉ An, Chỉ Di mới có vô khối chuyện để kể mãi không hết, có thứ gì hay đẹp cũng muốn nhường lại cho Chỉ An. Lần nào Chỉ An làm bố mẹ nổi trận lôi đình, Chỉ Di cũng đứng ra chở che cho em. Chỉ An tuy không nói ra, cũng không thích dắt Chỉ Di đi chơi cùng, càng chẳng ưa mấy con cá vàng của chị gái, thế nhưng nếu trông thấy ai bắt nạt Chỉ Di, cô bé tuyệt đối không buông tha. Người ngoài nhìn vào đều nói, điều này cũng là tự nhiên thôi, còn ai thân thiệt hơn hai chị em sinh đôi được cơ chứ, vợ chồng Cố Duy Trinh nghe thấy, cũng chỉ đành nở nụ cười méo xệch. Có điều tình cảm giữa hai chị em Chỉ Di, Chỉ An khăng khít gắn bó như vậy cũng là việc đáng an ủi với họ.

Chương 2: Cũng chỉ bởi tuổi trẻ xốc nổi

Ngày ngày cùng nhau đến trường, tan học lại cùng nhau đi về, Kỉ Đình và hai chị em nhà họ Cố dần dà thân thiết với nhau. Thực ra, nếu nói cho đúng đắn, chỉ có Kỉ Đình với Chỉ Di là gắn bó hơn hết, vì tuy các bậc phụ huynh của hai nhà để ba đứa nhỏ tan học đi về một lượt, để mắt trông nom nhau, thế nhưng chuông báo hết giờ vừa mới vang lên, Chỉ An đã ba chân bốn cẳng chạy mất tăm mất tích, có khi đụng mặt cô bé trên đường hay ở nhà họ Cố, cô cũng dẩu môi bĩu mỏ, không thèm đếm xỉa tí gì đến cậu.

Kỉ Đình cũng từng từng thử tham gia với nhóm của Chỉ An, thế nhưng từ nhỏ bố mẹ cậu đã dạy: đi có dáng đi, ngồi có tướng ngồi, nghiêm chỉnh quy củ, học rộng biết nhiều mới thực là một đứa trẻ ngoan. Thế nên trừ những buổi học chính quy, họ còn sắp xếp kín đặc các buổi học thêm cho cậu, bàn học của cậu lúc nào cũng bày la liệt các loại sách báo bố mẹ đặt cho. Hiếm hoi lắm cậu mới bước ra ngoài cho thoáng khí một tí, làm sao quen được với cái trò ngông cuồng sục sạo khắp nơi mọi chốn trên dãy núi phía sau trường của đám Chỉ An. Lúc mới đầu thấy lạ lẫm hay hay, Kỉ Đình cũng theo chân Chỉ An đi hù dọa các cặp tình nhân lén lút hẹn hò ở những chỗ vắng, rồi làm ná bắn chim, chọi dế, chơi trò giấu rồi tìm kho tàng. Chỉ An cũng vui vẻ chơi với “tên đồng bọn” to hơn cô mấy tuổi. Thế nhưng Kỉ Đình suy cho cùng vẫn chín chắn biết điều hơn Chỉ An, lại quen làm một đứa trẻ ngoan rồi, những lúc Chỉ An ngang bướng đành hanh, hoặc gây ra những trò bậy bạ quá lố, cậu thường không khi nào tiếp tay làm xằng mà còn đem lời ngăn cản. Tuy thế, mấy lượt cậu chàng người ngợm lấm lem bùn đất về nhà, vẫn cứ bị bố mẹ quở trách gay gắt. Còn Chỉ An thì ghét cậu chàng lắp ba lắp bắp, chân tay lóng ngóng, dần dà, cũng không thèm chơi với cậu nữa.

Chỉ Di với Kỉ Đình thì lại hợp nhau. Kể cũng lạ, cô bé Chỉ Di trước nay vẫn hay khép kín ngượng ngùng, từ bé đến giờ, ngoài Chỉ An ra, cô bé chỉ thích vui vầy bên Kỉ Đình. Cô bé còn vui lòng chia sẻ với vậu về đám cá vàng cưng cùng kinh nghiệm nuôi cá. Dần dần, Kỉ Đình cũng khởi đầu nhận thấy được hầu như các loại cá, hóa ra chúng có biết bao nhiêu mẫu mã cùng đủ thứ tên gọi kỳ quái lạ lùng, nào là Mắt Rồng, Đầu Hổ rồi La Hán… Chỉ Di cũng nhẫn nại nghe cậu kể lể những điển cố cùng truyền thuyết mà cậu hiểu rằng từ chỗ bà mẹ dạy Văn hay ở trong sách. Hai đứa trẻ lặng lẽ vẫn thường ở lì trong thư phòng của nhà họ Cố hay nhà họ Kỉ làm bài tập, hoặc đứa nào làm việc đứa nấy, lòng dạ đều cảm thấy thật thoải mái yên ổn.

Kỉ Đình có lúc thầm nghĩ trong lòng, Chỉ Di quả là một cô gái nhỏ khiến người ta phải thương cảm, ngoan ngoãn dễ thương là thế, vậy mà sức khỏe lại yếu kém, bệnh nguy kịch bệnh nhẹ liên miên, ốm một cái là lại phải ở nhà tĩnh dưỡng. Có vẻ đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tính tình cô bé khép kín như vậy. Thành tựu học tập của cô bé cũng bị tác động, cũng may là chú Cố với dì Uông Phàm không câu nệ chuyện này lắm, so với hai người họ, điều trọng yếu nhất là con gái được mạnh khỏe.

Kỉ Đình là con một, hết thảy tinh lực của hai vị phụ huynh trong nhà đương nhiên đều dồn lên một mình cậu, cũng là phải lẽ. Thế nhưng, một nhà có hai đứa con cùng tuổi như bên Cố Duy Trinh thì trong lòng người lớn đúng là cũng có chuyện nhất bên trọng, nhất bên khinh, suy cho cùng thì trái tim người ta cũng đâu có nằm ở trung tâm. Như Kỉ Đình thấy, thời gi­an và sự chăm sóc mà hai vợ chồng chú Cố dồn vào Chỉ Di nhiều hơn bao nhiêu so với Chỉ An. Về việc này, mọi người đều có thể lý giải được, sức khỏe Chỉ Di không tốt, đúng là cần quan tâm chăm sóc hơn, còn Chỉ An khỏe như rồng như hổ, càng không có ai kèm cặp, cô bé lại càng hớn hở. Còn về mặt vật chất, nhà họ Cố vẫn gắng sức giữ cho công tâm, chỉ cần một cô con gái có, cô kia nhất định cũng phải có. Điều khiến Kỉ Đình thấy lạ lùng nhất là, người cha Kỉ Bồi Văn của cậu, thường ngày vốn nghiêm nghị, chẳng mấy khi cười nói lại chỉ yêu chiều một mình Cố Chỉ An, mỗi lần sang nhà họ Cố chơi, ông đều tặng riêng cho Chỉ An một món quà nho nhỏ. Đương nhiên, Chỉ Di cũng thu được một món quà y hệt, thế nhưng người tinh mắt đều nhận thấy, mấy cái súng cao su với lồng chim đan vót trau chuốt ấy đều là thứ đồ chơi chỉ một mình Chỉ An ưa thích. Thi thoảng Kỉ Đình cũng khó tránh khỏi bất bình trong dạ, ông bố lúc nào cũng mặt mày đăm đăm khó khăn trước cậu, vậy mà lại rất hay bị những câu nói vô tâm hay mấy hành động nghịch ngợm nho nhỏ của Chỉ An chọc cho cười xòa vui vẻ. So với tâm tư của người lớn, Chỉ An trước sau chỉ một thái độ không hề hay biết, thế nhưng lòng ưu ái của Kỉ Bồi Văn cũng làm cô bé cảm thấy có thêm một cái ô chở che, cứ hễ sinh sự, không dám nói với bố mẹ, cô bé liền nhờ cậy đến bác Kỉ thay mặt xuất đầu lộ diện. Những chuyện nhỏ nhặt không có gì ghê gớm, Kỉ Bồi Văn đều gánh thay cho cô bé, vợ chồng Cố Duy Trinh biết chuyện, cũng chỉ nửa đùa nửa thật trách móc ông bạn tri kỷ, rằng cứ đà này thì ông sẽ làm hư Chỉ An, làm cho cô bé càng thêm ngông cuồng phá phách. Kỉ Bồi Văn chỉ cười ha hả nói rằng, “Tôi lại cứ ưa mấy cô nhóc có cá tính như thế đấy”.

Quãng đời con trẻ cứ thế rề rà trôi qua trong niềm khao khát lớn lên đầy bức thiết, đến lúc ngoái đầu nhìn lại, mới hay thời gi­an chảy trôi, hóa ra cũng chỉ là chuyện thoáng chốc của một khắc nhắm mắt mở mắt mà thôi. Sau khoảng thời gian tốt nghiệp tiểu học, Kỉ Đình không chọn theo học tiếp cấp trung học ở ngay trong trường trực thuộc Đại học ₲. Một nam sinh như cậu, mặt mũi thanh tao, thanh tú, thành tựu học tập nổi trội, lại ngoan ngoãn lễ phép, đương nhiên là đối tượng cưng nựng trong mắt thầy gia sư cũng nữ sinh trong lớp, có điều vì gia giáo nghiêm cẩn, bản tính vốn điềm đạm, nên tình cảm cá nhân của Kỉ Đình phát triển khá muộn. Vậy là, trong lúc các cô cậu trong lớp đang đắm chìm giữa màn mông lung kì ảo của thời hoa niên, cậu vẫn chỉ là một đứa trẻ ngốc nghếch chỉ biết vùi đầu vào sách vở, chăm chỉ học tập, ngày ngày nỗ lực.

Khi ấy là thời kỳ tiểu thuyết Quỳnh Dao và Kim Dung nhan nhản khắp nơi, thầm yêu và được trộm nhớ là thứ tâm sự thông dụng nhất của các cô cậu nam thanh nữ tú đa sầu đa cảm. Cơ hồ trong lòng mỗi cô con gái đều có một nỗi “đau thương tươi đẹp”, mỗi cậu con trai đều ảo tưởng vung kiếm hành hiệp gi­ang hồ. Mà những loại sách vở này tuyệt đối bị cấm đoán trong đời sống của Kỉ Đình, trên tủ sách của cậu, ngoài sách giáo khoa ra, chỉ có Năm nghìn năm lịch sử với lại Mười vạn thắc mắc vì sao, hiếm hoi lắm mới có mấy cuốn tiểu thuyết, nhưng cũng chỉ có cái kiểu Thép đã tôi thế đấy mà thôi.

Một ngày nọ của năm thứ hai, Kỉ Đình phát xuất hiện ở góc kín trong hộc bàn của mình có một lá thư rất đẹp gấp thành hình trái tim, người viết thư cho cậu là một cô nữ sinh học rất khá trong lớp, ở ngay khu nhà cạnh nhà cậu. Kỉ Đình cũng hiểu lõm bõm nội dung trong thư, nhưng cậu hoàn toàn không thể nào tưởng tượng ra mối liên hệ giữa những tâm tư tình cảm thiếu nữ mơ hồ ấy với cô bạn cùng lớp mỗi ngày vào học tan học đều đụng mặt.

Lưu Lý Lâm về mặt này sớm già dặn hơn cậu, kêu ầm lên là cô gái nọ thầm thương trộm nhớ cậu rồi.

Kỉ Đình sợ bạn nữ kia khó xử, nên không cho Lưu Lý Lâm rêu rao ra, chỉ lẳng lặng cất kín lá thư. Cậu không ghét bỏ gì chủ nhân của lá thư ấy, nhưng toàn bộ chỉ có thế. Tuy nhiên, cậu ngăn được thói lắm lời của Lưu Lý Lâm chứ không chặn nổi bản thân mình khỏi mối chần chừ nghĩ ngợi, lá thư thoang thoảng mừi hương ấy cơ hồ đã mở ra một cánh cửa trong trái tim cậu, đằng sau cánh cửa ấy hình như cất giấu một bóng hình bảng lảng như có như không. Cậu không thích cô nữ sinh viết thư cho mình, thế thì cậu thích ai? Mà thích là kiểu cảm tưởng gì kia chứ?

Trong đầu cậu nhanh như chớp lóe ra một tư duy, sau đó mau lẹ dập tắt nó, rồi tự dưng đỏ lựng mặt mày. Cậu thiếu niên mười lăm tuổi bị một đống tâm tư nhằng nhịt khó hiểu làm cho váng vất cả đầu óc, đây là lần trước nhất từ khi cha sinh mẹ đẻ cậu chịu nghĩ ngợi nghiêm túc về vấn đề này, hình như trong đó còn tồn tại cả chút sợ hãi của tuổi mới lớn nữa.

Đương nhiên những vấn đề này không phải một chốc một nhát là tìm ngay ra lời trả lời, hôm ấy lúc tan học, cậu dặn dò Lưu Lý Lâm không được kể chuyên này với ai, rồi sau đó như mọi khi xốc cặp sách lên đứng chờ Chỉ Di trên đoạn đường mà khối tiểu học tan giờ ắt hẳn đi qua.

Một đám học viên tiểu học mặc đồng phục từ các phòng học túa ra, cậu nhìn thấy Chỉ An trước nhất. Chỉ An với Chỉ Di đều đã là học viên lớp sáu. Đến tuổi này, không ai còn nhầm hai chị em với nhau được nữa. Chỉ An tuy là em, nhưng đã nhỉnh hơn Chỉ Di một cái đầu, cô bé không còn thích mặc quần áo hay làm tóc kiểu công chúa như Chỉ Di, tuy không tránh khỏi việc mặc đồng phục, nhưng cũng không chịu buông xuôi yên phận. Như hiện tại ví dụ, bộ đồng phục rộng lùng thùng khoác lên dáng người gầy gò của cô bé, khăn quảng đỏ thì xiên xẹo xô lệch trên cổ, ăn rơ với khuôn mặt sắc nét và dáng vẻ bất cần, khiến người ta chỉ liếc mắt đã đơn giản nhận thấy cô bé trong đông người.

Xung quanh Chỉ An vẫn là mấy đứa bạn chơi từ nhỏ, đều là mấy thằng con trai ngỗ ngược nổi tiếng vùng này, cô bé vừa đi vừa khoa chân múa tay nói gì đó. Kỉ Đình đoán chừng: cô nhóc chắc cú đang tính toán gây ra trò gì bậy bạ đây.

Lúc Chỉ An đi qua người cậu, cậu mỉm cười với cô bé, thế nhưng cô làm bộ không hề nhìn thấy mà đi vượt lên luôn. Kỉ Đình thấy ngượng quá, đành chỉ liếc mắt dõi theo bóng hình cô, liền đó đã nhìn thấy Chỉ Di đeo cặp sách từ lớp học đi ra.

Hai người sóng vai bước xuôi theo đoạn đường dẫn về nhà, trên đường đi thảng hoặc cũng có bạn chơi cùng Kỉ Đình hay Chỉ Di nhìn hai đứa đi với nhau mà cười cười vẻ mờ ám, nhưng hai người cũng coi như không thấy gì. Kỉ Đình đã quen rồi, cậu cảm thấy trong lòng bình thản như không. Ngay từ khi còn nhỏ cậu đã chủ định trong lòng rằng sẽ chăm sóc cho Chỉ Di thật tốt, cậu nói được thì sẽ làm được.

Bình thường hai cô cậu cũng chẳng to nhỏ trò chuyện gì nhiều, nhưng trông thấy bộ dạng sợ hãi suốt hành trình về của Kỉ Đình, Chỉ Di không nén nổi tò mò liền hỏi, “Anh Kỉ Đình, anh nghĩ ngợi cái gì mà cứ ngẩn ra thế?”. Cô bé không hỏi thì thôi, vừa cất lời, khuôn mặt vốn trắng trẻo của Kỉ Đình thoắt ửng đỏ.

“Anh có nghĩ gì đâu, chỉ tại hôm nay bài thầy giáo giảng trên lớp có chỗ vẫn chưa hiểu lắm. Chỉ Di, chúng mình đi nhanh lên chút, xem có phải con cá Mắt Rồng màu xanh của em hôm nay sắp đẻ không”, Kỉ Đình vội vàng chuyển đề tài.

Chỉ Di biết tỏng cậu chàng không nói thật, nhưng cô bé cũng không hỏi cho rõ ngọn nghề, chỉ nhoẻn miệng cười cười, rồi rảo chân bước theo hướng về nhà cùng cậu.

Thời trung học của Kỉ Đình trôi qua yên bình phẳng lặng, cậu nghĩ, nếu không xảy ra chuyện gì ngạc nhiên, cả đời cậu chắc cũng sẽ trôi qua như vậy. Học hết cấp hai sẽ lên cấp ba, học xong cấp ba thì vào đại học, tiếp tục đào sâu học tập, tốt nghiệp xong sẽ ở lại trường giảng dạy như bố mẹ hằng mong đợi, lấy một cô vợ gia giáo có trình độ tương tự, lại thêm tâm đầu ý hợp, sinh một đứa con, dồn hết tâm huyết vào nó, uốn nắn chăm nom nó trở thành một trí thức hệt như cậu vậy, rồi sau đó yên tâm mà già đi, còn đứa con sẽ lặp lại một đời giống như cha nó.

Thực ra như vậy cũng không có gì là không ổn, thế nhưng, cậu nghĩ bụng, nếu đã biết rõ cả cuộc sống nhất định sẽ sống như vậy, thì chí ít trong lúc vẫn còn tự do tự tại, sao không thể làm một số việc ngoài plan cơ chứ, một tí ít ngoại ý cũng không thể nào khiến cậu đi chệch quỹ đạo cuộc sống được, mà lại khiến cậu vui vẻ hơn. Thế nên sau thời điểm kết thúc cấp hai, Kỉ Đình điền vào tờ đơn đăng kí nguyện vọng trường cấp ba tên gọi Ngũ Trung. Ngũ Trung cũng là trường cấp ba trung tâm ngang ngửa với trường chuyên trực thuộc Đại học ₲, tỷ lệ thi đỗ đại học hằng năm ổn định ở vị trí một trong hai trường hàng đầu cả nước, thế nhưng điều thu hút Kỉ Đình hơn là ở chỗ, vị trí của trường với Đại học ₲ vừa hay phân cách đôi nơi, một nam một bắc hai đầu tp. Nếu cậu đỗ vào Ngũ Trung, đương nhiên sẽ phải nội trú tại trường. Sống trên đời đã gần mười sáu năm, trước nay Kỉ Đình vẫn chưa từng rời khỏi bố mẹ quá một tuần, lần lâu nhất mà Kỉ Đình còn nhớ được là đợt tham gia cắm trại kéo dài năm ngày hồi mùa hè năm lớp bảy. Mặc dầu trại hè là do nhà trường tổ chức, nhưng trong thời gi­an cậu ra khỏi nhà, mẹ cậu vẫn cứ săn sóc từng ly từng tí. Thực ra Kỉ Đình cũng cảm thấy rất nực cười, cậu không phải một đứa không biết tự chăm sóc cho bản thân, cũng không phải đứa ngỗ nghịch phá phách, hầu như thời gi­an cậu đều có thể tự cắt đặt mọi việc ổn thỏa, thế nhưng bố mẹ lại cứ mệt mỏi thái quá. Nghe nói là vì mẹ cậu khá vất vả trong lúc mang thai cậu, trước cậu, mẹ đã từng bất cẩn bị sẩy mất một đứa đã thành hình trong dạ, khó khăn lắm mới có được Kỉ Đình, lúc còn đang bụng mang dạ chửa cũng dăm bảy lần sóng gió, đến lúc sinh thì lại sinh non. Thế nên, bố mẹ Kỉ Đình chỉ giận không thể nào lấy dây mà trói chặt cậu vĩnh viễn vào người mình được, trong quá trình dạy dỗ cậu quyết không lỡ làng sai sót lấy nửa bước. Kỉ Đình hiểu được nỗi khổ của cha mẹ cậu, thế nhưng cũng không rõ vì sao, cậu vẫn cứ khao khát được rời khỏi bố mẹ để tự do hít thở một phen, cho dù chỉ là chốc lát thôi cũng cam lòng.

May là sau thời điểm cậu nộp đơn đăng ký nguyện vọng xong xuôi, bố mẹ cậu vẫn chẳng mảy may nghi ngờ chút nào, có vẻ họ vẫn đinh ninh rằng việc con trai tiếp tục theo học trường chuyên thuộc Đại học ₲ là chuyện đương nhiên không cần tranh cãi, không cần lo ngại làm gì cho mệt. Trường Ngũ Trung tuy tuyển sinh khó tính, thế nhưng Kỉ Đình tương đối tự tin vào thành tựu của mình, chỉ cần không có điều gì quá ngạc nhiên xảy ra, thì thu được thông báo trúng tuyển của trường Ngũ Trung là việc hoàn toàn nằm trong dự liệu. Tưởng tượng ra cảnh bố mẹ đến lúc ấy chắc vì việc này mà biến sắc, nhưng cũng chỉ bất lực không biết phải làm sao, thì ngoài cảm tưởng mệt mỏi âu lo ra, Kỉ Đình còn thấy chút mừng vui lặng lẽ không nén nổi. Niềm vui ấy thậm chí còn hơn hết cảm tưởng mừng rỡ lúc cậu được tuyên dương danh hiệu một trong ba học viên tốt nghiệp xuất sắc của cả khối.

Lễ tốt nghiệp của khối trung học được tổ chức chung với lễ tốt nghiệp của khối tiểu học, vừa hay, chị em Chỉ Di cũng tốt nghiệp cấp một, thế nên vợ chồng hai nhà Cố Duy Trinh với Kỉ Bồi Văn đều đến dự. Lúc Kỉ Đình thay mặt các học viên tốt nghiệp lên bục đọc diễn văn, nhìn cậu chàng nho nhã thanh tú đứng trên đài, nói năng trôi chảy với chất giọng nho nhã thanh tú đứng trên đài, nói năng trôi chảy với chất giọng nho nhã riêng có của mình, không chỉ vợ chồng Kỉ Bồi Văn xúc động đến ướt đầm đôi mắt, ngay cả gia đình Cố Duy Trinh vốn là bạn thân thân thiết cũng cảm thấy được thơm lây.

Thế nhưng, điều khiến mọi người ngạc nhiên nhất là cô nàng Chỉ An. Vốn bấy nay nghịch ngợm ngang bướng, làm thầy cô đau đầu nhức óc, nên cô bé tuyệt nhiên không có duyên với danh hiệu học viên ưu tú, nhưng không thế không thừa nhận là về mặt học tập, cô cũng có tư chất hơn người. Cô bé cả ngày chơi bời phá phách, vậy mà thành tựu lại không tồi chút nào, bình thường cũng không chăm chỉ siêng năng làm bài tập cho lắm, xác minh này nọ cũng đại khái cho xong, thế nhưng những dịp thi cử càng trọng yếu, nỗ lực của cô bé càng nổi trội. Cô cũng thường tự xưng là “tuyển thủ thi cử”, lần thi tốt nghiệp cấp tiểu học này, thật đáng ngạc nhiên, Chỉ An cũng trở thành học viên đạt điểm cao nhất khối. Thầy gia sư có thể không tặng cô giải thưởng học viên tốt nghiệp ưu tú nhất, thế nhưng danh hiệu “Học tập xuất sắc” giành riêng cho người có thành tựu tốt nghiệp đứng đầu thì không thể lọt khỏi tay cô bé.

Lúc ban lãnh đạo trường lên bục trao thưởng, hết thảy các em học viên nhận thưởng đều dàn thành hàng ngang, Chỉ An tuy đứng trên đài, nhưng vẫn giữ nguyên cái vẻ cười cợt tỉnh bơ, còn đám bạn thân ngỗ ngược từ nhỏ lớn lên cùng cô bé thì ở dưới bục nhốn nháo huýt sáo, ra sức tung hô động viên. Cô bé cũng phối hợp hài hòa ngay, ban giám hiệu vừa phát thưởng xong, cô liền ra bộ tíu tít hôn gió chùn chụt, làm cho tất thảy những người theo dõi đều phải phá lên cười, đến cả Chỉ Di bấy nay vẫn rụt rè im ắng cũng phải đứng bật dậy, nhiệt liệt vỗ tay tán thưởng cô em.

Kỉ Bồi Văn nhìn sang Cố Duy Trinh bảo, “Ông xem, Chỉ An nhà ông cũng hay đấy chứ”. Cố Duy Trinh lắc đầu, “Giá mà nó có một nửa cái biết điều ngoan ngoãn của Kỉ Đình nhà ông bà là tôi cũng mừng lắm rồi, thành tích chỉ là chuyện nhỏ, tu dưỡng nên người ra sao mới là việc lớn”.

Kỉ Đình đứng ngay cạnh Chỉ An, cậu chàng lúc này cũng chỉ cao hơn Chỉ An nửa cái đầu, cậu nhìn Chỉ An cầm tờ giấy khen trong tay, cười rạng rỡ với mọi người ở phía dưới, ánh dương chói chang ngày tháng sáu hình như cũng vì đó phải chịu thua kém vài phần. Cậu bất giác nở nụ cười mãn nguyện, tuy rằng Chỉ An không thân thiết với cậu như Chỉ Di, thế nhưng trong lòng cậu, cô bé cũng tương tự như em gái nhỏ vậy, nên từ sâu thẳm trong lòng cậu thực sự cảm thấy mừng vui.

Buổi tối, cả hai gia đình ăn uống bên nhà họ Kỉ, Từ Thục Vân – mẹ Kỉ Đình – thân chinh xuống bếp tất bật chuẩn bị cả buổi chiều, Uông Phàm cũng xắn tay vào giúp, lúc mọi người yên vị, hẳn nhiên đã có cả một bàn đồ ăn thức uống ngon lành. Cố Duy Trinh còn mang từ nhà sang loại rượu ngon mà bình thường ông không dám uống, định bụng sẽ nhân thời dịp này nhâm nhi vào ly với ông bạn quý. Vừa mới ngồi xuống, Cố Duy Trinh đã vỗ vai Kỉ Đình, khen ngợi rầm rĩ một hồi, vợ chồng Kỉ Bồi Văn tuy khiêm nhường đáp lại mấy câu, thế nhưng nhìn vào cậu con trai, nỗi lòng hồ hởi không khỏi tuôn trào. Lúc rót rượu, Cố Duy Trinh cũng đổ đầy một ly cho Kỉ Đình, nói rằng, “Kỉ Đình khá lắm, không chỉ làm cho bố mẹ nở mày nở mặt, đến chú Cố đây trông vào cũng thấy vui mừng, hôm nay cháu cũng uống một tí đi”. Kỉ Đình còn chưa nói gì, Từ Thục Vân đã cười cười ngăn lại, “Nó vẫn trẻ con, sao đã biết uống rượu, hai anh uống với nhau là được rồi”.

Kỉ Bồi Văn cười bảo với vợ, “Đàn ông con trai uống một tí cũng có sao, bình thường không để con nó uống, nhưng vào mấy dịp vui như hôm nay, nếu con muốn uống một chút thì cũng không sao cả”. Từ Thục Vân lúc này mới không nói gì nữa.

Kỉ Đình nhìn thứ chất lỏng trong suốt trong cái chén nhỏ trước mặt, bất giác ngần ngừ. Thực lòng, từ nhỏ tới lớn, cậu chưa từng thử giọt rượu nào, thế nhưng xem trong tiểu thuyết hay trên ti vi có nhiều người hay uống rượu đến thế, như thể cái thứ rượu này phải là thứ gì đó quý hiếm ngon lành lắm, cậu lại cảm thấy vài phần tò mò, bèn nâng lên sát mũi hít hà một hơi, vậy mà, vừa chạm phải hơi rượu, cậu đã chùn lại luôn.

Chỉ Di ở bên cạnh nhìn sang, nhoẻn miệng cười, “Anh Kỉ Đình không muốn uống, hình như anh ý chẳng thích rượu đâu”.

Kỉ Đình vừa định đặt ly xuống, Chỉ An liền nhoai người sang, cầm ly rượu của cậu lên, “Con xem nào, xem rốt cuộc thì rượu có gì hay ho chứ”.

Cố Duy Trinh chau mày nạt, “Con gái tí tuổi đầu không được uống rượu, còn ra thể thống gì nữa”.

Chỉ An trề môi, nhưng vẫn mang ly kề miệng, nhấp một ngụm, sau đó thè lưỡi bảo, “Cũng chả có gì hay, chẳng qua là cái vị thế này đây”. Nói đoạn Chỉ An lấy mu bàn tay chùi miệng, trả ly rượu về trước mặt Kỉ Đình, nhướn mày, cười cười nhìn Kỉ Đình, cứ như thể bày trò khiêu chiến trong lặng im, Kỉ Đình đón lấy ly rượu, không hó hé một lời, ngẩng đầu lên, uống một hơi cạn sạch, cậu không ngờ rượu lại cay đến thế, nghẹn đến nỗi ho sặc sụa không dứt, Từ Thục Vân với Uông Phàm được một phen chân tay quýnh quáng, nào mang khăn giấy, nào vỗ lưng cho cậu, Chỉ Di vội vàng lấy một cốc nước ngọt cho cậu.

Chỉ An cười xì một tiếng, nói rằng, “Có đến nỗi phải thế không?”.

Uông Phàm vốn rất ít khi nặng lời với cô bé cũng phải mở miệng bảo luôn, “Cái con bé này, ăn nói kiểu gì thế? Con mà không thách anh Kỉ Đình thì anh có uống một hơi thế không?”.

“Mọi người có ai nghe thấy con bảo anh ý uống không?” Chỉ An không phục. Lúc này Kỉ Đình đã hồi lại, không biết là do bị nghẹn hay do men rượu, vì kìm nén hay vì ngượng ngùng, mà khuôn mặt trắng trẻo của cậu giờ đỏ gay, cậu nghe thấy dì Uông Phàm trách mắng Chỉ An, vội lập bập nói ngay, “Dì Uông Phàm, không phải tại em Chỉ An đâu ạ, là vì cháu không biết uống rượu thôi, lại uống vội quá”.

Kỉ Bồi Văn cũng bảo, “Mắng cháu nó làm gì, là tại Kỉ Đình nhà tôi vốn không biết uống rượu đấy mà”.

“Một tí rượu này cũng không uống được, thế mà còn đòi làm con trai.” Chỉ An không biết điều, bồi thêm một câu.

Kỉ Đình càng đỏ mặt tía tai. Cố Duy Trinh nhìn sang Chỉ An mắng, “Con thì biết cái gì, con mà học được ít nết tốt của anh Kỉ Đình, có phải bố mẹ đỡ khổ biết bao nhiêu không”.

Chỉ An hếch mặt lên, “Anh ta thì có gì mà tốt đẹp, chẳng qua là học sinh tốt nghiệp ưu tú rởm chứ gì? Hiếm hoi lắm đấy chắc?”.

Cố Duy Trinh giận đến nỗi mạch máu xanh lè trên trán cũng giật giật, “Cái thứ không hiếm hoi lắm này con cũng có được bao giờ đâu, sao tôi lại có đứa con gái thế này cơ chứ”.

Thấy rõ không khí bỗng chốc đi xuống, Từ Thục Vân vội vàng dàn hòa, “Anh Cố à, Chỉ An vẫn còn là trẻ con, việc gì phải nghiêm trọng thế?”

Nãy giờ Chỉ Di vẫn im lìm không nói gì, giờ đặt ngay đũa xuống, khẽ giọng bảo, “Bố ơi, Chỉ An hôm nay lên bục nhận thưởng, tại sao mọi người chỉ nhớ mỗi việc anh Kỉ Đình được khen thưởng, chẳng ai nhắc đến Chỉ An cả?”.

Những lời ấy vừa thốt ra, cả mấy người lớn đều nhất loạt nhìn nhau sững sờ, Cố Duy Trinh cũng bỗng chốc im bặt.

Lúc ấy, Chỉ An đứng bật dậy, nói với chị, “Ai mà thèm mọi người khen ngợi chứ? Đằng nào trong mắt bố mẹ cũng chỉ có một đứa con gái thôi mà”. Nói đoạn cô bé đẩy ghế ra đằng sau, rồi rời khỏi bàn ăn, chạy biến ra khỏi nhà họ Kỉ.

“Chỉ An!” Chỉ Di gọi giật một tiếng, nhìn thấy cô bé không thèm ngoái lại, liền đứng ngay dậy, “Bố mẹ, con đi xem em thế nào”. Nói rồi cũng theo chân đi ra ngoài luôn.

Kỉ Đình cũng muốn đi, nhưng chỉ cảm thấy váng vất mơ màng. Bốn người lớn đều sững sờ một hồi, rồi lại khởi đầu lặng lẽ ăn tiếp. Một lúc lâu, vẫn là Kỉ Bồi Văn mở lời trước, “Ông Cố à, nói thật một câu, ông bà thấy đối xử với con Chỉ An thế này có công bằng không?”. Cố Duy Trinh định nói lại ngừng, thở dài một tiếng. Uông Phàm liếc nhìn chồng một cái, rồi bảo, “Thành tích của Chỉ An trước nay đều rất khá, vợ chồng em không phải không biết, có điều con bé này cứ hấp tấp quá, bọn em cũng chỉ mong nó ngoài việc học ra, những mặt khác cũng phải từ tốn cẩn thận một tí. Huồng hồ, Chỉ Di lần này thi cử không ra sao, bọn em cũng lo nếu cứ khen con em, lại làm con chị chạnh lòng… Làm cha mẹ thật khổ nhất đời, có điều thực là không ngờ mọi sự lại ra nông nỗi này…”.

Kỉ Bồi Văn lặng im một hồi, rồi lại bảo tiếp, “Có thật là vì như thế không? Duy Trinh, Uông Phàm, có những chuyện tôi không nói ra ông bà cũng hiểu, không phải tôi tọc mạch chuyện nhà hai người, thế nhưng, con trẻ tuy vẫn còn nhỏ tuổi, cơ mà trong lòng chúng có cảm nhận cả đấy…”.

Trông thấy trên khuôn mặt Uông Phàm đã lộ nét rầu rĩ, Từ Thục Vân vội lay lay chồng, “Thôi đừng nói nữa, ăn cơm đi, Chỉ An chẳng qua là nhất thời giở thói trẻ con ra, không sao đâu mà”.

Bốn người lúc này mới tiếp tục ăn, Kỉ Đình nghe lõm bõm tiếng được tiếng chăng, nhưng cậu hiểu là hiện tại không nên nhiều lời, cậu cảm thấy đầu óc càng đau nhức hơn, bèn nhất quyết nhổm dậy nói, “Chú Cố, dì Uông Phàm, bố mẹ, con thấy hơi váng vất, con vào phòng nằm một tí nhé”.


Tìm kiếm với từ khoá:



      

      Share


Ruby0708, trankim

2 thành viên đã gởi lời cảm ơn ngocquynh520 về nội dung trên:

     

 14.04.2012, 23:34



ngocquynh520

Bang Chủ Sư Ngoan Hiền Bang Cầm Thú

 
Ngày tham gia: 20.07.2006, 10:47
Tuổi: 29
Nội dung: 37113
Được thanks: 88829 lần
Điểm:

12.34

20.07.2006, 10:47293711388829 lần

10

Re: [Hiện đại] Rạng đông và hoàng hôn – Tân Di Ổ – Điểm:

Chương 3: Buổi chiều tà hôm ấy

Kỉ Đình đi vào buồng trong rồi, Từ Thục Vân cười bảo, “Cái thằng bé này, xem ra một tí rượu cũng chẳng uống được thật”. Cả mấy người sót lại đều miễn cưỡng cười cười, bữa cơm qua quýt kết thúc trong cảm tưởng gượng gạo như nhai rơm.

Uông Phàm cùng Từ Thục Vân vừa mới thu dọn bát đũa, Chỉ Di đã quay trở lại, vừa vào đến cửa đã sốt ruột bảo với Uông Phàm, “Mẹ ơi, con không tìm thấy em Chỉ An đâu cả, làm thế nào bây giờ?”.

Uông Phàm dỗ dành cô bé, “Ngốc ạ, trường rộng thế này, con tìm em ở đâu được, mạn này có đứa nào thạo đường hơn em con? Yên tâm đi, chơi ở ngoài mệt rồi nó khắc mò về ngay ấy mà”.

Tiễn cả nhà Cố Duy Trinh về rồi, Từ Thục Vân vẫn còn loay hoay trong bếp, Kỉ Bồi Văn bước vào phòng con trai.

Kỉ Đình nửa tựa nửa nằm ở đầu giường, mắt nhắm tịt, đeo tai nghe, sắc mặt vẫn đỏ lựng, không biết đã thiếp ngủ hay đang chú tâm nghe cái gì. Kỉ Bồi Văn ngồi xuống bên giường, khẽ khàng gỡ đôi tai nghe bên tai Kỉ Đình, Kỉ Đình thấy động, bèn mở choàng mắt, lật bật ngồi ngay dậy, “Bố, có việc gì thế ạ?”.

Kỉ Bồi Văn lấy chiếc tai nghe mang sát lại tai mình, vừa để gần chút, đã nghe thấy bên trong vang ra tiếng nhạc rầm rầm như muốn nổ tung, ông khẽ chau mày, bấm nút dừng, lấy băng cas­sette ra xem. Hóa ra là al­bum của nhóm Be­yond. Lúc bấy giờ Be­yond đang nổi đình nổi đám, trong đám học viên của Cố Duy Trinh có không ít cô cậu mê mẩn ban nhạc này, nên đại khái ông cũng từng nghe qua ít nhiều. Nhưng vừa nghe thấy tiếng động đàn trống cuồng điên cùng tiếng hát như thể thét gào này, ông đã thấy đau đầu không chịu nổi. Đương nhiên, ông hiểu rằng sở thích của trẻ con không hề giống với những người thuộc thế hệ mình, nhưng đúng là trước nay chưa từng nghĩ rằng cậu con trai lặng lẽ thư sinh lại đi thích cái thứ này.

“Bố lại cứ tưởng là con đang nghe băng độc tấu dương cầm mà mẹ con mua cho cơ đấy.” Kỉ Bồi Văn mang trả chiếc máy nghe nhạc với băng cas­sette vào tay cậu con trai, điềm đạm nói.

Kỉ Đình cụp mắt xuống, bất giác lấy tay mân mê cái dây đeo tai nghe, đáp lời, “Con có nghe, có điều nghe nhiều quá rồi nên cũng chán”.

“Cái này… con không thấy ồn ào quá à?” Kỉ Bồi Văn trỏ vào chiếc băng cas­sette trong máy nghe nhạc.

Kỉ Đình nhoẻn cười, nhưng chẳng nói năng gì. Đương nhiên cậu sẽ không nói rằng, thực ra cậu rất thích cái thứ nhạc có phần ngông cuồng này, không hiểu sao, khi nghe nó cậu lại cảm thấy hưng phấn.

Kỉ Bồi Văn nhìn vẻ cười cười của Kỉ Đình, nghĩ bụng, có vẻ ông chẳng hiểu rõ cậu con trai bấy nay vẫn khiến ông tự hào như ông vẫn tưởng. Thấy Kỉ Đình không hó hé gì, ông quyết định tự khơi chuyện ra nói, “Bố nghe hiệu trưởng Trần ở trường các con kể là, hình như con điền tên Ngũ Trung trong tờ đơn nguyện vọng”. Ông gắng sức giữa giọng điệu thật tự nhiên, như thể trò chuyện với con trai lúc bình thường vậy.

Kỉ Đình ngay mau lẹ mở to mắt, liếc nhìn bố, sau đó tựa hồ đã hiểu ra điều gì, tia sáng lóe lên trong mắt vội vàng biến mất, thế nhưng sau đó cậu lại chọn cách lặng im. Kỉ Bồi Văn thấy con vẫn không nói gì, liền tiếp lời, “Ngũ Trung thì cũng không tệ, nhưng mà người ở trường đấy hơi phức tạp, lại xa nhà quá, bố với mẹ con đã bàn bạc một chút, và nghĩ là con nên học tiếp trường chuyên ở đây thì hay hơn, thế nên, bố đã cậy nhờ hiệu trưởng Trần giúp con sửa đổi phần nguyện vọng rồi”. Nói xong những lời này, Kỉ Bồi Văn chú tâm nhìn con trai, thế nhưng khuôn mặt Kỉ Đình chẳng dấu hiệu gì, khiến ông chợt chẳng biết làm thế nào, đành phải nói bồi thêm một câu, “Con trai à, bố mẹ đều muốn tốt cho con thôi, từ nhỏ đến lớn, con vẫn là một đứa con ngoan, là niềm tự hào của bố mẹ, hết thảy hy vọng của bố mẹ đều gửi gắm vào con đấy…”.

“Bố!” Kỉ Đình chen ngang lời ông, “Con hiểu rồi, con điền tên Ngũ Trung cũng chỉ là nhất thời hứng lên bày trò nghịch ngợm thôi, lúc này cũng đã thấy hối hận, mọi người sửa cho con rồi thì tốt quá”. Cậu lấy chiếc băng cas­sette trong máy nghe nhạc ra, rồi bước xuống giường, “Bố, con ra ngoài dạo chơi một tí”.

Nhìn Kỉ Đình bước ra khỏi cửa, Kỉ Bồi Văn thấy hơi lo ngại, con trai ông vốn là đứa hiểu lẽ, ông vẫn luôn biết thế, nhưng thấy nó tiếp nhận việc này điềm tĩnh quá đỗi, bản thân ông lại thấp thỏm không yên, bèn cất giọng hỏi, “Đi dạo ở đâu thế con? Trời sắp tối rồi, đừng đi xa quá nhé!”.

Kỉ Đình ở ngưỡng cửa phòng ngoái đầu lại, “Con chỉ đi loanh quanh trong trường thôi, một chốc là về ấy mà, bố yên tâm đi ạ, con không đi xa quá đâu”.

Cậu rời khỏi nhà, cứ lững thững trong khuôn viên trường dưới ánh chiều tà, trong lòng là thứ cảm tưởng gì, chính bản thân cậu cũng chẳng nói ra nổi, men rượu vương lại còn đang thiêu đốt cậu, thế nhưng trong lòng lại vô cùng rét mướt, chỉ cảm thấy ở nơi nào đó sâu trong lồng ngực có thứ gì như nùi chỉ rối đang tắc nghẹn, chẳng phải đớn đau, chỉ là nỗi buồn rầu, khóc không nổi cũng không nói ra được, một nỗi sầu không thể chịu đựng.

Đừng có đi đâu xa quá, họ đã nói thế.

Cậu biết bản thân mình sẽ chẳng đi đâu xa quá, chỉ là muốn tìm một nơi đâu đấy không có ai để mà ngẫm ngợi một tí, sau đó cậu vẫn sẽ quay về nhà, tiếp tục làm một đứa con ngoan. Từ khi còn nhỏ xíu, cậu đã quen với việc gắng sức đè nén thứ gì đó trong lòng mình xuống, dần dà, làm những việc mọi người nghĩ rằng đúng đắn đã trở thành bản năng, thỉnh thoảng cậu cũng cảm thấy, có vẻ bản tính của mình chính là làm một đứa con ngoan vậy.

Nơi đâu cũng có người, chẳng có nơi nào để hít thở cho thỏa thuê. Kỉ Đình liên tục mỉm cười chào hỏi những bạn học, thầy gia sư cùng người quen của bố mẹ mà cậu gặp trên đường, bước chân bất giác hướng về đoạn đường nhỏ vắng vẻ, cuối cùng, người càng lúc càng thưa thớt, đây không phải đoạn đường cậu vẫn thường đi, thế nhưng cậu cảm tưởng được nỗi thân quen kỳ lạ, tận đến lúc trước mắt bỗng đâu mở ra cả một khoảng rộng rãi, cậu mới biết rằng rất lâu trước đó đã từng đặt chân tới nơi này.

Vầng dương sắp lặn sau rặng núi nhuộm bốn bề một sắc vàng vọt mịt mờ, Kỉ Đình tựa lưng vào một tảng đá nhẵn bóng trên thảm cỏ, rút băng cas­sette từ trong túi ra, tỉ mẩn ngắm nghía một hồi, sau đó khởi đầu lấy hết sức giằng xé nó, cậu vò rối đám dây từ, cuốn lên tay, rồi hung tợn giật đứt tung hết cả.

Từ trước tới nay cậu chưa làm thế này khi nào, thế nhưng thây kệ, đằng nào cũng có ai nhìn thấy đâu, đến khi quay trở lại trước mặt mọi người, cậu lại là một tấm gương học tập giỏi gi­ang xuất sắc, cậu cảm thấy xưa nay chưa khi nào được sảng khoái như lúc này. Tận đến lúc nghe thấy tiếng “ha ha”, cậu mới kinh hoàng ngạc nhiên, vội vàng ngừng bặt động tác còn dang dở, ngẩng đầu lên, chỉ thấy cô nàng Chỉ An hai tay chắp sau lưng, đủng đỉnh mò ra từ phía bên kia tảng đá.

Chỉ An không nói gì, chỉ dùng ánh nhìn “bắt quả tang rồi nhé” mà nhìn vào cái kiệt tác lùng nhùng trước mặt Kỉ Đình. Kỉ Đình sững cả người, sau đó mới nghĩ bụng mình chẳng cần e sợ với Chỉ An, thế nên cậu mỉm cười với cô bé, tiếp tục vò xé cái băng Be­yond trước nay cậu vẫn nâng niu yêu quý. Chỉ An nhìn một lúc, cuối cùng cũng mở miệng, “Thế này thì có gì vui, đi theo em!”.

Cô bé ra hiệu cho cậu đi theo, Kỉ Đình ngẩn ngơ một tí, quăng đi cái đám nhùng nhằng ở tay, rồi hướng theo bóng Chỉ An mà bước. Chỉ An lon ton thành thục dắt cậu chàng mò mẫm qua mấy bụi cây thấp lè tè lùm xùm sum sê, sau đó leo lên mấy mô đất thấp, cuối cùng ra hiệu cho cậu nằm rạp xuống đám cỏ trên đỉnh mô đất. Kỉ Đình làm theo, thế nhưng vẫn thắc mắc không hiểu cô bé định làm gì, chẳng mấy chốc đã thấy Chỉ An lôi từ trong túi ra một chiếc súng cao su được làm rất tỉ mẩn xinh xẻo, thứ đồ này thì Kỉ Đình biết, chính là món quà mà bố cậu tặng cho Chỉ An chứ đâu. Tiếp theo, cô nàng lại móc ra mấy quả gai xù xì như lông nhím vừa nhặt dọc đường, cho một quả vào dây bắn súng cao su, rồi sau đó kéo căng hết sức, khẽ khàng vén cành lá trước mặt, nhắm thẳng phía trước. Kỉ Đình nhìn theo hướng ấy, hóa ra phía dưới mô đất mà hai đứa đang núp là một đoạn đường nhỏ, giờ là lúc các đôi tình nhân sinh viên khởi đầu nườm nượp dạo bước trên đường, trông thấy một đôi nam nữ bám lấy nhau như trẻ sơ sinh dính liền, Chỉ An nheo một mắt lại, chuẩn bị đúng tư thế ngắm bắn.

Kỉ Đình vội vàng kéo xệch cô bé, rồi lắc đầu, cậu đã sơ sơ đoán được cô bé định làm gì, nên vô thức ngăn lại. Chỉ An liếc cậu một cái cảnh cáo, sau đó ra hiệu cho cậu bỏ tay, Kỉ Đình vừa mới buông ra, cô bé đã bắn “păng” quả gai gài sẵn ở dây thun.

Thực ra cái thứ quả gai này chẳng làm cho ai bị thương được, nhưng nếu bắn ra phải da dẻ trần trụi thì cũng đau phải biết. Phát đạn thứ nhất của Chỉ An bắn trúng vào đầu “con mồi”, liền sau này là tiếng con gái kêu thất thanh, hai chiếc đầu đang ghé sát cùng nhau vội vàng tách ra. Hóa ra quả gai ấy đã bám vào mái tóc của cô nữ sinh, cô nàng cố gỡ mãi mà không sao giằng ra nổi, thằng bạn trai ở bên cạnh cũng áp sát vào giúp một tay, ai ngờ càng gỡ càng rối, tận đến lúc đầu tóc cô gái bù xù hết cả, họ vẫn không tài nào bỏ được cái thứ của nợ đó ra nổi. Kỉ Đình vốn định trách móc Chỉ An, nhưng nhìn thấy cảnh ấy, lại cảm thấy không kìm được, suýt thì bật cười thành tiếng, Chỉ An ở bên cũng bụm miệng lại, vô cùng vui thích.

Hai đứa trẻ con bật cười vì trò nghịch ác thành công, còn đôi tình nhân ở dưới, sau thời điểm gỡ được quả gai quái quỷ, liền nhất loạt hằn học nhìn về hướng bọn Kỉ Đình, chàng trai nam sinh còn dấn mấy bước về chỗ họ, dằn một câu, “Đứa nào?”. Chỉ An với Kỉ Đình mau lẹ im phăng phắc, không dám động cựa, đám cây lá sum sê ngay trước mắt chính là tấm màn chắn tốt nhất lúc này.

Chàng trai kia ngó quanh quất một chặp, tuy đoán được đứa bày trò tai quái đang náu trên mô đất, nhưng chỗ lối hẹp ấy không thể trèo lên được, nếu muốn cũng phải đi một đoạn dài mới đến được chỗ nấp của bọn Chỉ An, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến Chỉ An bày trò chẳng kiêng nể gì. Kỉ Đình lúc ấy không biết những điều này, cậu chỉ thấy quả tim trong lồng ngực như chực nhảy ra ngoài, tận đến lúc nghe thấy tiếng bước chân người kia đã đi xa dần, mới thở phào một hơi nhẹ nhõm. Vừa nhổm người dậy, cậu áy náy nhận thấy rằng, trong lòng mình hóa ra chỉ tràn trề thứ cảm tưởng vui sướng hả hê vì đã bày được cái trò nghịch phá ấy, nỗi buồn chán bức bách ban đầu đã lui dần. Chỉ An cũng ngồi dậy, cười ha hả, “Cái anh Kỉ Đình này đúng là đồ ngốc, suýt thì bị bọn họ nhìn thấy rồi”.

Kỉ Đình đáp, vẻ không phục, “Em mà chả vậy hay sao, vừa rồi cười to thế, nếu không làm sao bọn họ nhìn lên được”.

“Anh đã nhìn thấy cái đầu rối như tổ quạ của bà chị đấy chưa?” Chỉ An cười bảo. Kỉ Đình nhớ lại, không nhịn nổi bèn cười phá lên. Cười xong, cậu thuận tay gỡ chiếc lá khô vướng trên tóc Chỉ An, “Hóa ra em chạy ra đây, mọi người ở nhà bảo là chẳng thấy em đâu cả”.

Chỉ An đang đà nằm xoài ra thảm cỏ, “Anh đến nói dối cũng chẳng ra hồn. Trừ chị Chỉ Di ra, bọn họ đâu thèm đi tìm em. Bọn họ chỉ biết nói mỗi câu, Mạn này còn đứa nào thạo đường hơn con bé nữa? Chơi mệt rồi nó khắc mò về ngay ấy mà”. Cô bé lấy một cọng cỏ ngậm vào miệng, dưới ánh mặt trời vàng vọt buổi hoàng hôn, trên gương mặt cô bé thấp thoáng vạt tối đẹp đẽ vô chừng.

Kỉ Đình không có cách nào phản bác lại cô bé, bởi vì cô nói không hề sai, thế nên cậu chỉ đành bảo, “Thực ra chú dì cũng thương em lắm, sao em cứ thích chọc giận bố mẹ, chẳng lẽ không nghe lời được một tí hay sao?”.

Chỉ An cười phì một tiếng, phun nhành cỏ đang ngậm trong miệng ra ngoài, “Thương em á? Mắt họ chẳng bao giờ nhìn thấy em đâu. Từ lúc em còn bé họ đã chỉ biết nói mỗi một câu: Chỉ Di thích cái này, thế thì cũng cho con Chỉ An một cái đi, thế nên những thứ chị Chỉ Di có thì em cũng có, nhưng mà những cái đấy xưa nay có phải đồ em thích đâu. Dì Uông Phàm của anh ý mà, từ lúc em còn bé tí chưa một lần ôm em vào lòng, cũng chưa bao gời quát mắng em, trong mắt mẹ em chỉ có mỗi Chỉ Di thôi. Lúc còn nhỏ, em cứ nghĩ là em chưa đủ ngoan, thế nên cái gì em cũng phải cố giỏi hơn Chỉ Di, kết quả học tập của em tốt hơn, môn Thể dục cũng giỏi hơn, em chỉ mong bố mẹ em nói một câu: Chỉ An cừ thật! Thế nhưng bọn họ chỉ biết nói mỗi câu: Chỉ Di, không sao đâu con, kết quả chưa cao cũng chẳng sao cả, sức khỏe còn yếu thì chịu khó nghỉ ngơi, bất kể thế nào con cũng vẫn là cục cưng của bố mẹ. Có lần em được thưởng bông hoa đỏ, hớn hở đem về khoe với bố mẹ, họ chỉ liếc qua một cái rồi quẳng sang một bên, Chỉ Di không được bông hoa đỏ, nhưng bố mẹ lại ôm chị ấy vào lòng. Về sau em mới hiểu, một khi họ đã không ưa rồi, thì cho dù em có ngoan có giỏi đến đâu họ cũng chẳng coi ra gì, thế thì vì sao em phải cố làm vừa lòng bố mẹ chứ? Bố em chỉ đến lúc mắng em mới chịu nhìn em bằng cả hai con mắt thôi”.

“Làm sao thế được, em cũng là con gái của chú dì mà, trên đời này làm gì có bố mẹ nào lại không thương con?” Kỉ Đình vỗ về cô bé, nhưng chính cậu cũng cảm thấy những lời lẽ của mình thật gượng gạo.

Chỉ An cười cười vẻ kỳ quái, “Anh không biết đâu, có nhiều việc em hiểu tại sao đấy”. Thế nhưng cô bé không nói tiếp nữa, mà lại cười khẩy hỏi rằng, “Anh bảo là muốn em ngoan ngoãn một tí, thế cái tấm gương luôn nghe lời người lớn là anh đây lại đi trốn vào cái góc này để xâu xé cuốn băng làm gì thế?”.

Sắc mặt Kỉ Đình thoắt tối sầm lại, “Có lúc anh cũng chẳng biết mình muốn làm gì nữa”.

“Chắc anh bị say rượu đấy mà, thật xấu hổ, có mỗi một ly rượu mà ra thế này.” Khuôn mặt thon thả của Chỉ An hiện lên vẻ khinh bỉ.

Nói đến đây, mặt mũi Kỉ Đình đỏ lựng lên, “Anh nghĩ chắc là anh không uống được rượu thật”.

“Ai chuốc anh đâu, là tự anh cuống cà kê uống ực một hơi đấy chứ.” Chỉ An một tay chống đầu, tay kia đẩy cậu một cái, hỏi rằng, “Nói đi, rượu có vị thế nào?”

Kỉ Đình ngượng nghịu bảo, “Chẳng phải em cũng nếm một tí rồi đấy thôi”.

“Em chỉ nhấp môi thôi mà. Đừng lắm lời. Nói mau, rốt cuộc là vị thế nào?”

“Ừ, cay cay, đắng đắng… Có điều cũng hơi ngòn ngọt.”

Hai đứa trẻ con nằm duỗi trên thảm cỏ, ngắm nhìn bóng đêm đang dần dà nuốt trọn cả vầng dương đang lặn.

“Trời sắp tối rồi đấy.” Kỉ Đình thoắt chột dạ, bảo Chỉ An, “Chỉ An, có phải hồi bé em sợ bóng tối lắm phải không?”

Chỉ An làm như không hề nghe thấy lời của cậu, Kỉ Đình nhắc nhở lại một lượt nữa, lần này mới nghe thấy cô nàng “Hứ” một tiếng, nói rằng, “Em mà thèm giống kẻ nhát chết như anh à, em thích nhất buổi tối, lúc trời chạng vạng, không nhìn rõ gì nữa, trò gì cũng có thể làm được, cái gì cũng có thể mặc kệ hết”. Nói xong, cô bé đột nhiên thở hắt một hơi, khuôn mặt bé xíu nhăn tít lại.

Vẻ mặt của cô bé làm Kỉ Đình hoảng loạn, vội lập cập hỏi, “Sao thế? Em khó chịu chỗ nào à?”

Chỉ An nghiến răng ngồi dậy, “Chết rồi, em đau bụng quá!”.

“Làm thế nào bây giờ? Đau lắm à? Anh em mình đi về nhà đi.” Kỉ Đình cố hết sức dìu cô bé dậy, nhờ chút tia sáng còn sót lại, nhìn thấy đằng sau bộ váy đồng phục màu xanh nhạt mà Chỉ An mặc riêng cho lễ tốt nghiệp ngày hôm nay có một vết loang sẫm màu.

Cậu không nghĩ ngợi gì nhiều, lấy tay quệt một lượt lên trên đó, mang ngón tay lên mũi ngửi, thấy xộc lên hơi máu tanh, bất giác kinh hãi thất sắc, “Thôi chết rồi, Chỉ An, em bị chảy nhiều máu quá”.

Chỉ An cũng sợ cuống cả lên, túm váy lên ngó ngó, trước nhất là sững sờ, “Cái gì thế này?”, sau đó cô bé như thể nhớ ra điều gì đó, liền thở hắt một lần nữa mà thét lên, “Không phải thế chứ!”.

“Cuối cùng là bị làm sao thế?” Kỉ Đình vẫn còn không hiểu ngọn nguồn, lo ngại vô chừng, đỡ vai cô bé hỏi, “Rốt cuộc tại sao lại chảy máu thế?”.

Lời vừa dứt, cậu đã bị Chỉ An hất một cái thật mạnh. Không kịp phòng vệ, cậu mau lẹ lảo đảo ngã oạch xuống bãi cỏ. Trong ánh hoàng hôn, cậu không nhìn rõ dấu hiệu của Chỉ An, chỉ nghe thấy cô bé rít lên, “Kỉ Đình, anh là đồ con lợn!”. Sau đó, cô bé chạy vụt đi luôn.

Kỳ kinh nguyệt trước nhất của người con gái luôn kéo theo cơn thức tỉnh của một thứ ý thức nào đó vốn tiềm tàng nơi sâu thẳm, sau đó cả thể xác lẫn trí não đều giống hệt như nhau, khởi đầu vùn vụt nảy nở.

Tối hôm ấy Chỉ An về đến nhà, vết máu trên váy dù đã cố sức che đậy vẫn không thể thoát khỏi con mắt của Uông Phàm. Uông Phàm hơi sững sờ một tí, nhưng vẫn lấy một gói đồ trong phòng mình ra, đặt lên đầu giường Chỉ An. Bà mẹ trước sau đều lặng im, Chỉ An cũng chẳng hé một lời, có vẻ họ đều hiểu rằng trạng thái câm lặng này không nên nảy sinh giữa mẹ và con gái, nhưng chẳng ai định phá tan cái cảnh bế tắc này.

Uông Phàm dợm bước ra khỏi phòng Chỉ An, nghĩ ngợi thế nào, quay đầu lại nhìn cô bé hình như đang cắm cúi làm bài, nói rằng, “Con đã bắt đầu lớn rồi đấy, việc gì nên làm, việc gì không nên làm, phải nghĩ cho kỹ càng, đừng có ngỗ ngược không biết điều như hồi xưa nữa”.

Chỉ An không đáp lời, cô bé lấy cục tẩy chà thật mạnh để xóa đi vết chữ trên trang vở bài tập, tận đến lúc trên quyển vở xuất hiện một lỗ thủng, cô mới thầm nghĩ, mình lớn lên thế này vẫn là chậm quá. Chỉ có lớn bổng lên, cô mới có thể tự làm những việc mình muốn.

Đêm xuống, Chỉ Di nằm trên chiếc giường nhỏ nhắn bên cạnh giường Chỉ An, tò mò hỏi cảm tưởng của Chỉ An ra sao, Chỉ An buột miệng nói một câu: Chẳng thấy gì cả.

Với những cô nàng ở tuổi này, lần kinh nguyệt trước nhất mang lại cảm tưởng sợ sệt xen lẫn tò mò, và có vẻ hơn hết là sự chờ đợi. Những cô nàng dậy thì sớm, từ lớp năm đã trải qua cái “Nghi lễ trưởng thành của con gái” này rồi, từ trong cái thần sắc ngập ngừng muốn nói lại thôi của họ, luôn có một tia sướng vui giấu giếm. Chỉ Di nghĩ, mình tuy là chị, thế nhưng cái gì cũng không bằng Chỉ An, tới việc trở thành một cô gái cho vẹn toàn, cũng rớt lại đằng sau em mình. Đương nhiên, cô bé cũng chẳng ganh tị với em làm gì, chỉ là trong lòng có đôi chút hồi hộp, không biết tới lúc nào, cô mới có thể trở thành một người con gái khôn lớn đây. Thế nhưng trở thành một cô gái đã lớn khôn thì sao chứ, phải chăng là sẽ tiếp tục trở thành phụ nữ? Một người phụ nữ thuộc về một người đàn ông? Cô thốt nhiên nhớ đến bóng hình đứng trên bục nhận phần thưởng ngày ngày hôm nay, gương mặt thanh tao ấy, nét mày thanh tú ấy… Tựa hồ bị chính nỗi lòng sâu kín của mình châm nhói, Chỉ Di vội mang hai tay kéo chăn trùm kín đầu. Trong bóng tối hun hút, cô bé chợt sợ hãi mơ hồi, nếu “cái ấy” mãi không chịu đến thì sẽ ra sao, cô có trở thành một người con gái cho vẹn toàn được không?

Chương 4: Thể xác cùng tâm tư tuổi dậy thì

Nỗi lo âu giấu kín trong lòng Chỉ Di kéo dài tận hơn một năm ròng, cuối cùng vào một ngày không hề có điểm gì hẹn trước, cô bé đã đón nhận kỳ “nhuốm đỏ” trước nhất trong đời. Một thân một mình trốn trong nhà vệ sinh, cô bé vừa ngượng nghịu, lại vừa như trút được gánh nặng. Lúc đi ra, cô bé lấm lét kéo mẹ vào phòng, kể cho mẹ nghe bí mật ấy. Uông Phàm xoa lên mái tóc tơ mềm mại của Chỉ Di, thốt lên, “Các con đều lớn cả rồi đấy!”.

Đúng vậy, các cô con gái đã khởi đầu trưởng thành. Chỉ Di cảm thấy thân thể mình mỗi ngày đều thay đổi, tuy cái thay đổi ấy chỉ chậm rãi từ từ, nhưng cô vẫn cảm thu được. Cô giống hệt một hạt mầm trải qua cả mùa đông trong đất bùn của nhà kính đang cố sức nảy mầm. Cô cao thêm một tí, nhưng thứ khiến cô ngại ngùng nhất chính là khuôn ngực cũng đang dần dà nảy nở, có đôi chút đớn đau nhoi nhói, lẽ nào đây chính là dấu hiệu của tuổi trưởng thành? Với những thay đổi này, Chỉ Di luôn cảm thấy không thể nào quen cho nổi, có lúc cô ngắm mình trong gương, cơ hồ chẳng còn thấy đâu dáng vẻ ngày xưa nữa, nhưng nhìn kĩ lại thì hình như chẳng thay đổi là mấy, vẫn mặt mũi nhạt nhòa, mơ hồ như thể bị phủ một lớp sương mù. Cô nài nỉ mẹ mua cho bộ đồng phục rộng hơn một cỡ, tính che giấu đi những đường cong dần dà lồ lộ; cô khởi đầu phải lòng những cuốn tiểu thuyết có lối viết lách khổ đau kể lể, chọn những loại thi từ ai oán mà thuộc nằm lòng, rồi sau vô duyên vô cớ thương cảm sụt sùi. Từ Thục Vân – mẹ của Kỉ Đình – vốn là Phó Giáo sư khoa Văn, chuyên nghề Văn học cổ kính Trung Hoa, trong nhà có hẳn một tủ sách cao ngất, Chỉ Di thích qua thư phòng nhà họ Kỉ, thế nhưng không hiểu sao, càng lớn lên, những lúc nhìn thấy Kỉ Đình cô lại càng lúng túng, không biết phải để tay chân vào đâu cho đỡ thừa – rõ ràng là cô mong mỏi khôn lớn chỉ vì chàng trai ấy mà thôi. Kỉ Đình lúc này đã tốt nghiệp cấp ba, ra dáng một chàng thanh niên lắm rồi, tuy cậu vẫn chăm sóc niềm nở với Chỉ Di như thuở bé, nhưng họ không còn ngày ngày lên lớp rồi đi về cùng nhau nữa. Thế nên cho dù phát xuất hiện những thay đổi ở cô gái nhỏ, cậu cũng chẳng có lòng dạ nào mà đi tìm tòi nguyên cớ bên trong, cậu chỉ biết là hiện tại, trước mặt cậu, có lúc Chỉ Di hệt như một con thỏ non bị kinh động, hỏi cô bé phải chăng là có tâm sự gì, cô đều nói không phải, cậu cũng chỉ cười cười để mặc cô bé mà thôi.

Mỗi lúc nhìn thấy bóng hình của Kỉ Đình, Chỉ Di đều thầm trách móc bản thân mình vô dụng, rất nhiều lần, một mình ngắm nghía mấy chú cá vàng tung tăng múa lượn giữa làn nước, cô bé đều hỏi bọn chúng: vì đâu cô không thể như Chỉ An, giống hệt một cây con mọc hoang, thỏa thuê vô chừng, mặc sức mà đâm cành trổ lá. Chỉ An lúc mười lăm tuổi đã cao hơn một mét sáu mươi ba, cô bé tuy không phải nữ sinh cao nhất lớp, nhưng bất kể là bạn học nam hay nữ, trông thấy cô cơ hồ đều phải ngẩng đầu lên. Cô càng lúc càng không giống với Chỉ Di, mặt phượng mảnh dài, gò má hơi cao, sống mũi thẳng tắp, bờ môi hơi mỏng, từng nét trên mặt tách riêng ra thì không có gì là đặc biệt hơn người, thế nhưng hợp lại với nhau, lại có nét sắc sảo lộng lẫy. Vẻ đẹp của Chỉ An là kiểu sinh động, lanh lợi, mang chút rét mướt khắc nghiệt xa cách, đến lúc này cô bé đã cắt phăng mái tóc dài vốn nuôi từ tấm bé, để một kiểu đầu ngắn ngủn hơi lộn xộn, nhưng không những không giống một đứa con gái giả trai, trái lại càng tôn thêm các nét trên khuôn mặt thon thả. Dáng người cô bé dong dỏng mảnh mai, không giống với vẻ đẹp mũm mĩm nở nang truyền thống, thế nhưng bất kể đi đến nơi nào, cô cũng đều rướn thẳng lưng, cằm hơi hất lên, bởi vì đến tuổi này cô đã ý thức được vẻ đẹp của mình.

Khi nhìn người ta, Chỉ An luôn nheo nheo đôi mắt vốn dĩ dài mảnh xinh tươi, không kiêng dè ngần ngại mà dò xét người trước mặt. Thế nên, cho dù từ nhỏ kết quả học tập có nổi trội, cô cũng chẳng phải đứa trẻ được người lớn yêu quý, nhất là các cô, các bác trong khu tập thể cán bộ công nhân viên. Bọn họ lúc trà dư tửu hậu thường lấy giọng điều vừa khinh ghét vừa tiếc rẻ mà buôn chuyện về đứa con gái nhỏ nhà ông giáo Cố. Như bọn họ thấy, Chỉ An mới tí tuổi đầu mà mắt mũi đã sáng quắc, như thể muốn móc cả linh hồn người ta ra, nội điều đó thôi đã là một cái tội, huống hồ tính tình thì ngông nghênh phóng túng, đúng một thành phần bất hảo.

Đương nhiên, đó chỉ là những lời đàm tiếu sau lưng thôi, tính khí của Chỉ An thì người quanh vùng nay ai ai cũng biết, không ai động vào cô thì cô cũng chẳng động vào ai, thế nhưng đắc tội với cô là cô quyết báo thù đến cùng, cô chưa kiêng dè ai khi nào cả. Mấy năm gần đây, sự kìm kẹp của vợ chồng Cố Duy Trinh so với Chỉ An càng lúc càng bất lực, cô bé mềm cứng đều không nghe, ai khuyên giải ra sao cũng đều không lọt tai, chỉ một mực làm những việc mình muốn. Cũng may cô vẫn là người có đầu óc tỉnh táo, biết cái gì là tốt cho mình, thế nên tuy uốn nắn chẳng đơn giản gì, nhưng trong suốt quá trình trưởng thành, cô không hề sai sót nhầm lẫn lấy một bước, ngoài cái thói tùy tiện ngông cuồng thì Chỉ An từ nhỏ vẫn luôn là một đứa bé học tập giỏi gi­ang, không khiến ai phải bận tâm.

Đương nhiên, nguyên nhân khiến các cô gái phụ nữ trong khu ghét cay ghét đắng cô bé như vậy không hẳn vì dung mạo hay tính khí của cô, mà vì mấy thằng con, thằng cháu đang tuổi nhỡ nhồng trong nhà họ lại cứ như ăn phải bùa phải bả của “con yêu tinh” đấy. Đám con trai từ bé nghịch ngợm vui chơi với Chỉ An, hiện tại đều đã trở thành những chàng khờ mặt mày đỏ lựng trước cô bé, đến cả thằng béo đã từng bị cô bé nhảy lên người đánh đấm cho khóc thét bao nhiêu lần, giờ vớ được thứ gì hay ho cũng phải nghĩ ngợi khổ sở cả ngày xem có cách nào khiến Chỉ An chịu nhận không.

Không ai rõ hơn Chỉ An về sức mê hoặc của cô trong mắt đám con trai, thế nhưng cô lại không hề cảm thấy đây là thứ gì nên giấu giếm hay đè nén, cô vui sướng trước ánh nhìn thèm thuồng của bọn chúng, rồi vận dụng ma lực của mình vừa chặt chẽ vừa khéo léo. Cô bé chẳng lại gần ai cả, thế nhưng đứa nào cũng ngỡ rằng cái xa cách của cô bé là đặc biệt lắm. Thi thoảng cô cũng thấy thinh thích một cậu trai nào đó. Dù đối tượng là người cao ngạo, lặng lẽ, ngọt ngào êm ái hay đã có người thương, một khi đã thích là cô quyết chinh phục bằng được. Những đối tượng càng khó sáp lại thì cô càng thích sáp lại gần, hơn nữa không giành được quyết không từ bỏ. Cô nàng Cố Chỉ An mười lăm tuổi đầu đã hệt như thuốc phiện, rõ ràng biết là không được phép đụng vào đấy, vậy mà vẫn luôn có người lao vào vồ vập cho đã cơn thèm khát.

“Kỉ Đình, cậu xem ai đến kìa, chẳng phải là tìm cậu hay sao?” Kỉ Đình bị người bên cạnh vỗ vai đau điếng, đành phải ngẩng đầu đang chống trên tay lên.

Kể cũng đúng là duyên phận, xuất phát điểm từ hồi lớp năm cậu chuyển đến đây, hết cấp một, cấp hai, suốt một lèo cậu đều học cùng lớp với Lưu Lý Lâm. Có rất nhiều người, kể cả bố mẹ cậu cũng không tài nào giải thích nổi, một nam sinh xuất sắc điềm đạm nho nhã như Kỉ Đình làm thế nào mà lại duy trì được mối gi­ao tình tốt đẹp lâu dài với Lưu Lý Lâm như vậy. Bố mẹ Lưu Lý Lâm vốn là nông dân ở vùng ngoại ô gần trường Đại học ₲, lúc còn trẻ thì dựa vào nghề cai thầu mà dựng nghiệp, về sau một tay thầu trọn nhà ăn sinh viên của Đại học ₲, gia cảnh càng lúc càng trở nên sung túc dư dật. Lưu Lý Lâm vốn tính năng động hướng ngoại, từ nhỏ đã có phần nghịch ngợm cứng đầu, thành tựu chẳng ra sao, lại lắm lời, mở miệng ra là liến thoắng không biết trời đất là gì. Hồi học cấp hai, cậu chàng có đến nhà Kỉ Đình chơi, cả trong thư phòng, cả trên bàn ăn mồm miệng cậu ta đều to nhất, những “trợ từ” chẳng lấy gì làm sạch sẽ văng ra giữa các từ ngữ cùng những mẩu chuyện khôi hài chẳng hài hước tí nào làm cho Kỉ Bồi Văn cùng Từ Thục Vân lẳng lặng nhíu mày. Lúc ấy thì họ chẳng nói gì, nhưng trông thấy hết trung học rồi mà Kỉ Đình với Lưu Lý Lâm vẫn là bạn cùng lớp, lại còn thường xuyên cặp kè bầu bạn với nhau ngoài giờ học, mối gi­ao tình còn khăng khít hơn hết bạn cùng lớp bình thường, bố mẹ Kỉ Đình không nén nổi chút lo âu. Vì việc này mà Kỉ Bồi Văn phải dàn xếp tâm sự riêng với Kỉ Đình, xa gần bóng gió nói với cậu những đề tài kiểu “Bạn tốt có ba loại”, “Bạn xấu có ba loại” mà Khổng Tử vẫn dạy, thấy cậu quý tử hồi lâu chẳng hé nửa lời, cũng không lý sự gì cả, ông bố bèn tiếp tục, “Người không bằng ta, không nên bầu bạn làm chi, chỉ hại cho ta mà thôi, những cái này mẹ con từ bé đã dạy con đọc thuộc làu làu rồi, con là một đứa trẻ ngoan, nên hiểu cái khổ công dạy dỗ của bố mẹ, người trẻ tuổi, phương hướng nhất định phải nhắm cho chính xác, chọn bạn mà chơi cũng rất quan trọng đấy con ạ”.

Kỉ Đình chỉ cúi gằm mặt nghịch cái bút trong tay – thói quen từ nhỏ của cậu, đợi đến lúc Kỉ Bồi Văn nói xong xuôi rồi, cậu mới đáp lời, “Bố, bố nói đúng lắm ạ, con hiểu ý bố rồi”. Kỉ Bồi Văn mãn nguyện vỗ vỗ vai cậu quý tử đứng dậy, nhưng lại nghe thấy Kỉ Đình nói tiếp, “Có điều, con cũng vẫn nhớ mẹ đã từng dạy con: Kẻ quân tử dung nạp người hiền, nhưng cũng cảm thông với người kém tài. Nếu vốn ta đã là kẻ hiền đức, vậy thì có hạng người nào không dung nạo nổi? Còn như ta vốn đã không hiền đức, thì làm gì có tư cách nói không dung nạo kẻ nào. Bố thấy sao ạ?”.

Lúc ấy, Kỉ Bồi Văn không ngờ cậu con trai lại phản một đòn như vậy, ông bố vốn xuất thân nghề Tự nhiên, suy cho cùng không thể nào rành rẽ về món này như vợ được, nên nhất thời không nói gì. Kỉ Đình ngẩng đầu nhìn bố, lại nói thêm một câu nữa, “Bố, chẳng lẽ bố không cảm thấy Khổng Tử rất khốn khổ hay sao? Ông ta chẳng có bạn bè gì cả.” Kỉ Bồi Văn bất giác mang mắt nhìn con một lượt nữa, Kỉ Đình cao ngồng rồi, đứng lên đã ngang vai với ông, gương mặt nó rất giống mẹ, trắng trẻo tuấn tú, khi trò chuyện giọng điệu ôn hòa. Kỉ Bồi Văn cảm thấy mình càng lúc càng không thể hiểu nổi, phải chăng là con trai đã quá lớn khôn, hay từ trước đến nay chính ông vốn đã chẳng hiểu gì về nó cả?

Suy cho cùng, Kỉ Đình vẫn chẳng giống mấy cậu choai choai đang độ tuổi thiếu niên, liều thân bạt mạng lấy cái việc làm trái ý người lớn ra mà chứng tỏ bản thân, hầu như thời gi­an cậu vẫn nhẫn nại lắng nghe những lời giáo dục của người lớn, có điều những gì cậu đã nhận định chắc cú rồi thì sẽ luôn một mực kiên định đến cùng. Thế nên cho dù bố mẹ có phê bình kín đáo, tình bạn của cậu với Lưu Lý Lâm trước sau vẫn tiếp tục, tuy không đến mức gọi là tri kỷ, nhưng cũng tương đối thân thiết. Kỳ thực, cậu cũng không rõ vì sao mình lại kết gi­ao với người có tính cách như Lưu Lý Lâm, nhưng chơi với Lưu Lý Lâm, cậu cảm thấy rất nhẹ nhõm, thoải mái.

Hầu như thời gi­an trên lớp, Kỉ Đình đều thích cái tư thế một tay chống đầu, một tay nghịch cây viết, mắt nhìn vào sách vở, có lúc đúng là đang đọc sách thật, có lúc lại lơ đễnh đâu đâu. Tuy sắp tốt nghiệp cấp ba, nhưng cậu chẳng mấy mệt mỏi về việc thi cử như các bạn trong lớp, cũng không mong đợi gì. Ngoài nguyên nhân là cậu không phải lo ngại về thành tựu ra, cậu cảm thấy kết quả ra sao cũng chẳng có gì khác biệt. Khoa Vật lý Đại học ₲ chính là thế mạnh của trường, chất lượng được xếp vào loại đứng đầu cả nước, Kỉ Bồi Văn lại là giáo viên hướng dẫn tiến sĩ trong khoa này, cũng chính là Chuyên Viên hàng đầu cả nước trong ngành nghề vật lý, chủ trì phòng thử nghiệm trung tâm quốc gia về kết cấu chất ngưng tụ, ông trước sau gì cũng tính toán rằng cậu quý tử sẽ nối nghiệp cha, trở thành trợ thủ và cũng là người kế nhiệm đắc lực nhất về mặt học thuật của ông – này là một việc quá ư bình thường hợp lẽ. Kỉ Bồi Văn thậm chí đã từng nghĩ, với cái tư chất thông minh thiên bẩm và tính cách ổn định ít bị tác động bên ngoài của Kỉ Đình, việc con vượt cha trong ngành nghề này cũng không phải không có khả năng. Đến Lưu Lý Lâm cũng thường nói đùa: trước mặt Kỉ Đình là đoạn đường khoa học vinh quang.

So với môn Vật lý, Kỉ Đình không phải không thích, thành tựu học tập của cậu đã chứng tỏ điều này, cậu cũng hiểu được tầm cỡ của cha mình, trở thành một học giả được kính nể như cha cũng là một việc tốt đẹp đấy chứ. Nếu như cậu đã được sắp xếp đi theo đoạn đường này, vậy cớ gì còn phải mong mỏi nữa? Có lúc cậu cũng nghĩ vơ vẩn trong lòng, nếu hôm thi tốt nghiệp cấp ba ấy, cậu chợt đầu hoa óc loạn, hoặc giả gặp cơn bạo bệnh, thế thì cuộc sống của cậu có thay đổi được không? Có vẻ là không, cho dù phải học bù một năm, cậu cũng vẫn sẽ trở thành một “sinh viên đại học xuất sắc”.

Đúng lúc đang ở giữa dòng tâm tư chồng chéo ấy, cậu bị Lưu Lý Lâm thô thiển cắt ngang, bèn tiu nghỉu nhìn ra cửa lớp. Cô nàng Chỉ An tay nắm thứ gì đó đang đứng ngay cửa phòng học của cậu, dáng điệu nghênh ngang, trên người là bộ đồng phục thân thuộc, mép váy hơi quăn, khiến người ta chợt nảy ra một tư duy, cô bé này ngay cả lúc mặc một bộ đồng phục nhăn nhúm như vậy trông vẫn xinh tươi lạ lùng.

“Em An xinh đẹp!” Lưu Lý Lâm khẽ huýt sáo, mau lẹ hết thảy đám bạn học cùng lớp ngẩng đầu lên nhìn cô bé. “Ớ, Kỉ Đình, nói đi chứ, chẳng phải là con bé tìm cậu hay sao?” Cậu chàng vỗ vai Kỉ Đình thêm lần nữa.

Cô bé đến tìm cậu? Kỉ Đình thấy ngạc nhiên quá. Tuy rằng gia đình cậu với nhà họ Cố có quan hệ thân thiết khiến mọi người nghĩ rằng cậu và hai cô bé gia đình bên này là bạn thanh mai trúc mã với nhau, nhưng thực ra từ nhỏ đến lớn, chỉ có Chỉ Di với cậu là thân thiện – có điều hai năm trở lại đây, thái độ của Chỉ Di cũng cứ lạ lùng thế nào. Còn Chỉ An, lần tiếp xúc gần nhất giữa cậu với cô bé cũng chỉ là hồi tốt nghiệp cấp hai đó thôi, cậu vẫn còn nhớ buổi chạng vạng hôm ấy, gương mặt cô bé được ánh hoàng hôn nhuộm sắc, cả cái kết ngượng nghịu cuối cùng nữa, thế nhưng khi ấy cậu không hề ngờ đấy lại là “sự kiện đặc biệt” của người con gái… Cậu nhìn cô bé đang đứng ở cửa, thế nhưng ánh nhìn của cô lại không hướng về cậu.

“Trần Lang, anh vẫn chưa chịu ra đây à?” Cô bé hướng về phía phòng học mà gọi toáng lên. Trần Lang – cậu nam sinh được Chỉ An gọi tên thì cúi mặt cười khẽ một tiếng, dáng bộ hãnh diện, bật dậy từ chỗ ngồi chạy đến bên cô bé.

Lưu Lý Lâm tò mò nhìn Chỉ An mang món đồ cầm trong tay cho Trần Lang, Trần Lang cười cười đón lấy, hai người cười nói thân mật mấy câu, Lưu Lý Lâm còn đang định tận dụng cái thính lực bén nhạy đáng tự hào để nghe xem hai người rốt cuộc đang nói gì, nào ngờ một vật thể cất cánh không xác nhận bắn thẳng vào mặt cậu, làm cậu chàng sợ quá hét toáng lên. Đến lúc ôm mặt nhặt món “hung khí” lên, cậu mới biết đấy chính là cái bút bi lúc trước Kỉ Đình vẫn còn đang nghịch ngợm quay quay trên tay. Lý Lâm bực tức đập cái bút xuống trước mặt Kỉ Đình, chỉ thấy Kỉ Đình nở nụ cười đượm vẻ hối lỗi, đến lúc quay người lại nhòm ngó tình hình ở cửa lớp học thì Trần Lang đã quay về chỗ ngồi, Chỉ An cũng không còn ở chỗ cũ nữa. Cậu chàng có chút thất vọng, không biết mình có để lỡ mất cảnh gì hay ho không, bèn nói với Kỉ Đình, “Tớ cứ ngỡ Cố Chỉ An đến tìm cậu cơ, không ngờ là tìm thằng đấy, trông hai đứa nó có vẻ thân thiết thế”.

Kỉ Đình tiếp tục ngó ngoáy cái bút của mình, làn mi phủ bóng xuống đôi mắt, “Con bé đến tìm tớ làm gì?”.

“Ơ, bọn cậu chẳng phải là bạn thanh mai trúc mã hay sao?” Lưu Lý Lâm ngạc nhiên hỏi dò.

“Vớ vẩn, chỉ là quan hệ của bố tớ với nhà bên đó rất khăng khít thôi.”

“Thế cậu với cô chị của Chỉ An, tên là gì ấy nhỉ… Phải rồi, Cố Chỉ Di, chẳng phải vẫn thân thiết đấy thôi, hồi trước lúc tan học hai người còn hay đi với nhau nữa.”

“Đấy là hồi bé, sức khỏe của Chỉ Di không tốt, đương nhiên tớ phải chăm sóc cô bé cẩn thận”, Kỉ Đình đáp lời.

Lưu Lý Lâm không thăm hỏi nhùng nhằng nữa, chỉ chép chép miệng mà rằng, “Nói thật chứ, chỉ có đồ ngốc như cậu mới không tận dụng cơ hội thôi, nếu mà bố tớ với nhà họ Cố thân thiết như thế, tớ nhất định…”.

“Nhất định cái gì?” Kỉ Đình bật cười, “Con gái nhà người ta mới tí tuổi đầu, cậu nghĩ ngợi lung tung gì thế?”.

“Còn bé bỏng gì nữa? Hic hic, chờ đến lúc em ấy thành thiếu nữ, rực rỡ như hoa thì đã bị người ta hái phéng mất rồi, vừa nãy cậu không trông thấy cái vẻ thân thiết của con bé với Trần Lang hay sao?” Lưu Lý Lâm tỏ nỗi xót xa của kẻ ngoài cuộc mà nhấn mạnh với Kỉ Đình.

Kỉ Đình vẫn giữ nguyên tư thế cúi đầu đọc sách, “Con bé thích chơi với ai, có liên quan gì đến bọn mình đâu”.

“Sao lại không liên quan? Ui chao… Tớ thích cái vẻ ngoài của Cố Chỉ An đến thế chứ!” Lưu Lý Lâm ôm cằm tỏ vẻ ngưỡng mô vô ngần.

Lần này Kỉ Đình lom lom dòm cậu ta, vẻ mặt có đôi phần ngạc nhiên, “Cậu… thích Chỉ An à?”.

Lưu Lý Lâm vê vê cằm, cười bảo, “Lòng yêu cái đẹp ai mà chả có, nhưng mà nói thật, cái kiểu như cô nàng Cố Chỉ An này, nhìn xa xa thôi thì lòng dạ háo sắc cũng đã phải nguội lạnh ngay, không thể áp sát được, chỉ cần nhìn vào đôi mắt của em ấy, tớ cũng đã thấy trong lòng hốt hoảng. Tớ chỉ không hiểu được, sao em ấy lại chơi với thằng Trần Lang đấy là sao?”.

“Viêc không dính dáng gì đến mình, tốt hơn hết là đừng lắm lời.” Kỉ Đình lạnh nhạt đáp, thần sắc giọng điệu vẫn cứ ôn hòa điềm tĩnh như bấy nay.

Lưu Lý Lâm từ trước đến giờ chẳng ưa gì Trần Lang, không phải vì giữa hai người có điều gì bất hòa, mà nói chung chỉ là thói ganh ghét giữa những kẻ nam giới với nhau. Trần Lang cũng giống Kỉ Đình, là con cháu giáo viên trong trường, bố cậu là Phó hiệu trưởng Đại học ₲, mẹ cậu là Chủ tịch công đoàn trường, cậu nắm trong tay hết thảy những ưu thế: điều kiện gia đình thuận tiện, ngoại hình cao ráo đẹp trai, thành tựu tốt, chơi bóng chuyền cừ khôi – những điều mà các nam sinh đồng trang lứa phải mong ước, điều trọng yếu hơn là, từ nhỏ cậu đã học vẽ, nhiều lần giành giải thưởng trong các kỳ thi vẽ tranh giành riêng cho lứa tuổi thanh thiếu niên trong tp. Vậy nên vẻ kiêu hãnh và thanh cao của cậu cũng không khó lý giải, đặc biệt đám nữ sinh trong trường còn cho rằng như vậy mới là cool. Trái lại, Lưu Lý Lâm chẳng coi Trần Lang ra gì, cậu chàng vẫn hay nói với Kỉ Đình rằng, “Cool cái con khỉ, cái kiểu của nó ấy mà, chả biết là cun hay cút!”. Kỉ Đình nghe xong, lần nào cũng chỉ lắc đầu cười lấy lệ.

Kỉ Đình và Trần Lang đều là những cậu nam sinh khiến người ta phải để mắt Note, nếu như Trần Lang là một bức sơn dầu giá trị thì Kỉ Đình lại là một tấm giấy xuyến chỉ Trừng Tâm Đường cao quý, trắng trẻo, mềm mại, mát lạnh, thứ giấy phải dùng đến loại nước tan ra từ băng lạnh tiết tháng Chạp gột nên, khiến người ta thành kính ngưỡng mộ, không nỡ lòng xuống bút. Nhiều người cho rằng, ít khi gặp được cậu con trai nào vừa có hơi hướm sách vở thâm trầm tĩnh lặng, lại không vương vấn chút phấn hương như Kỉ Đình, đây có vẻ chính là khí chất lắng đọng từ mấy đời thư hương của gia đình cậu.

Không ít các cô nữ sinh trong lớp và cả trong khối rất thích thì thào so bì Trần Lang và Kỉ Đình, mỗi người bọn họ đều có những kẻ hâm mộ riêng, Kỉ Đình nghe Lưu Lý Lâm kể lại mấy chuyện này, chỉ cười cười chẳng nói chẳng rằng. Cậu không hề ghét Trần Lang, bởi vì nếu nhất định phải so sánh giữa hai người, cậu ghét chính mình hơn.


Tìm kiếm với từ khoá:



      

      Share


Ruby0708, trankim

2 thành viên đã gởi lời cảm ơn ngocquynh520 về nội dung trên:

Hiển thị nội dung từ:

 

Sắp xếp theo

 

 Trang 1/5
 [ 13 bài ] 

Chuyển đến trang 
1

,

2

,

3

,

4

,

5Trang sau

     

     

Chuyển đến:
 






Đang truy cập 

Thành viên đang xem thể loại này: danghuyen, NguyenLienTrang và 146 khách

Điều hành 

Mod Box Truyện Xuất Bản, Thử việc Box Truyện xuất bản


Bạn không thể tạo đề tài mới
Bạn không thể viết bài trả lời
Bạn không thể sửa bài của mình
Bạn không thể xoá bài của mình
Bạn không thể gởi tập tin kèm


Xem thêm những thông tin liên quan đến đề tài rạng đông và hoàng hôn

Rạng đông và hoàng hôn trên Rogate Curia

alt

  • Tác giả: Peter Hoang Dong
  • Ngày đăng: 2020-08-20
  • Nhận xét: 4 ⭐ ( 6014 lượt nhận xét )
  • Khớp với kết quả tìm kiếm:

[Phân biệt] Rạng đông và Hoàng hôn – sentayho.com.vn

  • Tác giả: sentayho.com.vn
  • Nhận xét: 3 ⭐ ( 8284 lượt nhận xét )
  • Khớp với kết quả tìm kiếm:

999+ STT về hoàng hôn, những câu Caption, Tus chiều tà hay – Cdspbinhphuoc

  • Tác giả: cdspbinhphuoc.edu.vn
  • Nhận xét: 4 ⭐ ( 5244 lượt nhận xét )
  • Khớp với kết quả tìm kiếm:

[Tâm sự] “Em thích bình minh hay hoàng hôn?”

  • Tác giả: www.techrum.vn
  • Nhận xét: 3 ⭐ ( 4179 lượt nhận xét )
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Em thích rạng đông hay hoàng hôn? Tôi đã hỏi em như vậy. Em lặng người một lúc, ánh nhìn hướng về phía xa xăm rồi lại nhìn tôi mỉm cười. “Em thích hoàng…

Tìm hiểu về rạng đông và hoàng hôn

  • Tác giả: ncvanhoa.org.vn
  • Nhận xét: 4 ⭐ ( 2873 lượt nhận xét )
  • Khớp với kết quả tìm kiếm:

Hoàng hôn, rạng đông là gì? Sự khác nhau giữa rạng đông và hoàng hôn

  • Tác giả: ruaxetudong.org
  • Nhận xét: 4 ⭐ ( 4553 lượt nhận xét )
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Rạng đông là gì? Hoàng hôn là gì? Đây là hai thời điểm của một ngày, có sự link mật thiết đến sự chuyển động của Mặt Trời.

Rạng đông hay hoàng hôn

  • Tác giả: tinhte.edu.vn
  • Nhận xét: 5 ⭐ ( 9655 lượt nhận xét )
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Cùng với rạng đông, hoàng hôn cũng là khoảnh khắc mê đắm tâm hồn và thị giác loài người bằng vẻ đẹp ảo diệu của nó, Nếu bạn đang cảm thấy mỏi mệt, một buổi chiều thư giãn và chìm trong khung cảnh lãng mạn của khung trời hoàng hôn sẽ là gợi ý tuyệt vời giành riêng cho bạn

Xem thêm các nội dung khác thuộc thể loại: giải trí