Lễ Tết của người Quảng Đông tại Trung Hoa và Việt Nam – ở đây là ở đâu

Bạn đang xem: ở đây là ở đâu

Mỗi lần Tết đến là mỗi lần người Trung Hoa ở Trung quốc cũng như người Trung Hoa ở Việt Nam đều “Ăn Lễ” tưng bừng. Tưng bừng thì như nhau nhưng mỗi địa phương mỗi có những điểm dị đồng

Nguyên tác: TĂNG HẬU

Chủ bút Viễn Đông Nhật Báo

Bản dịch: THÔI TIÊU NHIÊN

Ký giả báo Hoa văn,

Giáo sư Việt văn

Lời chua thêm: LÊ THỌ XUÂN

MỖI lần Tết đến là mỗi lần người Trung Hoa ở Trung quốc cũng như người Trung Hoa ở Việt Nam đều “Ăn Lễ” tưng bừng. Tưng bừng thì như nhau nhưng mỗi địa phương mỗi có những điểm dị đồng: ở Hoa Nam khác ở Hoa Bắc, rồi ở Việt Nam lại khác ở Hoa Nam thêm một tí nhiều nữa.

Chúng tôi vốn sanh trưởng tại Quảng Đông, từ nhỏ đã “ăn” nhiều Lễ Tết trên đất Trung Hoa, lớn lên sang Việt Nam lại “ăn” nhiều Lễ Tết như ngày nay.

Vì vậy, ngày nay[1], chúng tôi xin ghi chép vài lễ tục về Tết – Tết của người Trung Hoa ở Quảng đông và Việt Nam – để độc giả chư tôn thấy có chỗ giống nhau mà cũng có chỗ khác nhau.

Qua nhiều biến cố lịch sử về các triều đại ở Trung nguyên (Nam Bắc Huỳnh hà), phong tục “Ăn Tết” của người Quảng Đông có nhiều thay đổi; vì những phong tục nầy một phần do dân chúng từ Bắc phương “mang” theo xuống miền Nam, rồi một phần “hòa” với cổ lệ lưu truyền của dân cư sở tại là các giống Miêu, Dao, Đồng, Đản…

Rồi, từ xưa, người Quảng Đông có những lễ tục “Ăn Tết” đại để như sau.

Tại Trung Hoa

1–Tục “Hơ lửa”

Mỗi năm, vào ngày Ba Mươi Tết, mỗi gia đình đều sẵn sàng những món thiết yếu để Mừng Xuân.

Sau thời điểm cúng Ông Táo, cả nhà cùng dùng một bữa cơm chiều ngon lành, gọi là “Bữa cơm Đoàn niên”[2].

Ăn cơm xong thì trời đã tối. Mọi người tụ hợp lại trước cửa cái, đem mấy bó rơm chất đống lại rồi đốt. Khi lửa đã bừng cháy lên thì vị niên trưởng hướng dẫn toàn bộ lão ấu nam nữ trong nhà, theo thứ tự, bước qua đám lửa cháy kia mà vào nhà. Đoạn đóng cửa lại thật chặt và từ đó đến sáng, có ai đến gọi cửa cũng nhứt định không mở.

Tục nầy lưu truyền đã nhiều đời, người ta nghĩ rằng một cuộc hòa hợp rất hay:

Ι–Từ thượng cổ, người giống Miêu, Dao, Đồng, Đản… quen sống giữa núi cao rừng rậm, nên có lệ đốt một đống lửa trước cửa để được sự ấm áp, đồng thời tránh được nạn cọp rình sói chực và rắn độc rết to…

2–Người Trung nguyên tràn xuống Quảng Đông thì có thành kiến là lửa trượng trưng sự thịnh vượng, sự ấm áp đồng thời thiêu hủy toàn bộ các vết xấu xa, những vật cản…

“Người cũ” và “người mới” thỏa phù hợp với nhau, đồng hóa với nhau, cùng chung nhận rằng: Bước ngang qua đám lửa trong đêm “Trừ tịch” thì cả một Năm Mới sẽ được tiêu trừ xú uế, tật bịnh, tai nàn và sẽ được thạnh vượng, sáng tươi, ấm áp.

Vì vậy người Quảng Đông dầu ở chốn thị thành hay dầu ở miền sơn lâm hoặc vùng duyên hải, vốn từ Trung nguyên xuống hoặc vốn “gốc rễ” đã ngàn đời, cả thảy đều không vong bổn, cả thảy đều một lòng một dạ bảo tồn phong tục gia truyền “Hơ Lửa”.

2–Lễ Thần và Bái Tổ Tiên

Việc trọng yếu nhứt trong ngày Tết là Lễ Thần và Bái Tổ Tiên.

Trên toàn bộ các bàn Thiên thần[3], Táo thần, Môn thần, Tài thần, Thổ thần… cùng với bàn thờ Tổ Tiên đều có bày la liệt nhang đèn, bánh trái.

Trời chưa kịp sáng thì cả nhà đã thức dậy, mở cổng trước, rồi một phuông pháo được đốt nổ vang, gọi là tục “Đốt Pháo Khai Môn”[4].

Kế đó, do gia trưởng lãnh đạo, mọi người trước lễ Thần sau lễ Tổ Tiên. Lúc nầy, trong nhà trang trí nghiêm chỉnh, nhứt là giữa gian phòng chánh thì đặt một cái bàn “bát tên”, hình vuông, bốn phía có bao mấy bức màn đỏ au và thêu kim tuyến rực rỡ; trên bàn có lư hương, đỉnh trầm, lục bình, kính tọa[5], lại có hộp mứt kẹo và dĩa trái cây: sự trang trí nầy là “thể diện toàn gia”, không có không được.

Sáng sớm. sau khoảng thời gian dùng bữa cơm “Khai Niên” – theo lệ là ăn chay – thì hàng phụ nữ dắt trẻ em đi cúng chùa miếu, lễ Thánh Thần để nguyện cầu “Tân Niên Vạn Phước”, còn những thanh niên thì đến Từ đường của dòng tộc mình để có mặt trong cuộc lễ Bái Tổ, rồi nhận những cam quít đem về, gọi là lấy niềm may mắn suốt năm.

Tục lệ nầy từ Trung nguyên truyền sang.

3–Mừng Tuổi (Bái Niên)

Khi đã Lễ Thần Bái Tổ xong, người gia trưởng có phận sự dẫn dắt đám con cháu nhỏ trong nhà đến nhà bà con để Mừng Tuổi.

Người lớn thì trao đổi nhau những lời chúc tụng không ngoài ý nghĩa “thiêm đinh phát tài”, tức là thêm con thêm cháu, tấn lợi tấn tài. Còn kẻ nhỏ thì theo phong tục phải thi lễ khấu bái “Mừng Tuổi” trước bực trưởng thượng.

Họ đi từ nhà nầy sang nhà nọ. Họ được đãi rượu trà, bánh trái, cơm nước. Phần trẻ nhỏ thì nhứt định phải được “lì xì” chút ít bạc tiền gói trong giấy đỏ, gọi là “Lộc Tết Quà Xuân”.

4–Thi đua

Đã lo tròn phận sự LễThần, Bái Tổ, Mừng Tuổi, thì ở nông thôn, tháng Giêng là tháng ăn chơi.

Trò chơi ở thôn quê thì:

Có chỗ, những đứa bé tụ hợp ngoài đồng ruộng, chia ra làng nào xóm nấy, lấy đất chọi nhau và tránh né. Giây lát sau, đám thanh thiếu niên cũng tham gia trợ chiến. Lỗ đầu phun máu là chuyện rất thường.

Cũng có chỗ không chọi đất mà dùng sào dài đấu nhau; có bị sưng mình sứt trán thì rán chịu, chớ chẳng lúc nào cớ bót trình quan.

Lại có chỗ cùng làng mà chia làm hai khối để thi nhau đốt pháo; “khối viên” phải lo tiếp tế nhanh lẹ, đầy đủ; hễ khối nào ngưng tiếng pháo trước thì là… “bại trận quy hàng”. Lắm khi tiếng pháo nổ luôn mấy ngày liền, đinh tai nhức óc cả làng. Mà vui!

Này là cổ tục của thổ dân với ý nghĩa phấn đấu, đua tranh. Lại truyền rằng nếu năm nào không bày những trò chơi “từ đời ông đến đời cha, qua đời con tiếp đời cháu” như vậy thì năm ấy không hên, làm ăn không khá.

5–Trò chơi “Xí Cô”

Đây là trò chơi đặc biệt của phụ nữ Trung Hoa trong những ngày Tết. Trò chơi thì lạ thì vui nhưng tiếng gọi thì nghe không thanh không nhã. Xin lỗi quý độc giả: hai chữ “Xí Cô” nghĩa là “Cô Phòng Xí” hay “Cô Cầu Tiêu”!

Nhơn lúc nhàn rỗi trong những ngày Xuân, họ không chọi đất, đấu roi hay thi nổ pháo như em trai, như anh lớn, nhiều phụ nữ rủ nhau “Nghinh Xí Cô”, là “rước Cô Phòng Xí”.

Mời quý độc giả đón xem họ xếp đặt:

Họ dùng một chiếc đũa dài để nằm trên bàn, rồi lấy một cái sọ dừa hoặc nửa trái bầu khô úp lên, làm cái đầu; đoạn, họ đem một cái áo màu trùm lên chiếc đũa: Cái ngẫu tượng đó gọi là “Cô Cầu Xí”.

Hiện giờ mời độc giả xem họ diễn trò:

Vài ba chị cùng nắm chặt chiếc đũa có áo màu phủ kín mà dựng đứng lên. Họ đua nhau hát dịu dàng những bài “Hô Thần” của người dân quê. Họ hát đi, họ lặp lại, họ lặp lại nữa… Chẳng bao lâu, họ như run rẩy, họ như lảo đảo, họ không hát nữa: Xí Cô đã giáng hạ…

Mấy chị đứng xung quanh thay nhau xin Cô mách bảo cho nào về tình duyên, nào về họa phước… Người “vai chánh” trong việc “phò” chiếc Đũa Thần đã chìm hẳn vào trạng thái hôn thụy, sẽ thay người khuất mặt mà trả lời với một giọng eo éo… ghê hồn!

Cái ngẫu tượng kia – Xí Cô – tức là cái sọ dừa trọc lóc hay nửa trái bầu khô trụi lủi ấy có khi cũng nghiêng qua ngã lại, có khi cũng gục gặc như bảo “Phải”, có khi cũng lúc lắc như rằng “Không”, phụ thêm câu trả lời vắn tắt của người “vai chánh” có khi cũng nghiêm nghị khó tính, có khi cũng bông đùa trớt nhả, khiến mấy chị đứng xung quanh có khi tái mặt kinh hồn, có khi phát cười ồ như… pháo Tết[6].

6–Thần Nhân tỉ võ

Lối chơi nầy đồng loại “Lên Đồng” như trên nhưng thuộc của nam phái.

Người ta tụ tại một sân rộng trước Từ đường. Phía trong, trước bàn thờ, một đám trai trẻ nhỏ thì 8, 9 tuổi, lớn thì 15, 17 tuổi nằm ngủ hay nằm yên như ngủ. Tư bề phẳng lặng. Đứng giữa những người nằm ngủ đó, một thanh niên tay cầm một nắm nhang khói lên nghi ngút và tỏa nặng mùi thơm, miệng đọc khi nhỏ khi to không ngớt những câu thần chú “bắt hồn”…

Khi thấy họ đã “bị nhập”, họ đã “lên” thì những người lớn bao quanh lần lượt đỡ họ ra sân. Trong trạng thái mê man ngất xỉu, phải dìu đỡ mới đi đứng được, họ bỗng huơi tay bung chơn, trình diễn võ nghệ một cách tinh thông tuyệt diệu. Họ lại múa được kiếm, loan được côn; họ lại đao thương đối địch nhau kịch liệt mà không hề bị một thương tích nào. Trong lúc ấy thì ở vòng ngoài, tiếng trống chiêng inh ỏi, tiếng cổ võ vang rân, thật là vô cùng náo nhiệt.

Và, cũng thật là vô cùng mầu nhiệm! Các em bé đó bình thường có biết tí nghề võ nào đâu, vậy mà trong lúc “Lên Đồng” họ lại tỏ ra bản lãnh tuyệt luân, họ lại trổ nhiều “miếng” xuất sắc phi thường trông chẳng kém thế Sát thủ giản của Tần Thúc Bảo nhà Đường hay thế Đà đao của Quan Vân Trường thời Hán.

Cũng ở vòng ngoài, các võ sư “đại kỳ tài” đứng nhìn thấy đều phải lắc đầu le lưỡi!…

7–Vài việc cữ kiêng trong ngày Tết

Người Quảng Đông, ở bên Trung Hoa hay ở tại Việt Nam, đều có nhiều điều kiêng cữ trong mấy ngày Xuân.

Mà đặc biệt nhứt là cữ thấy cây chổi trong ngày Tết. Hễ đến Tết thì người Quảng Đông tất phải đem giấu hết mấy cây chổi – bất kì là thứ chổi nào – cho thật kín: rác rến dẫu chất thành đống cũng nhứt quyết không đem chổi ra mà quét trong Tết Nguyên Đán.

Ngày Đầu Năm, người Quảng Đông còn cữ việc làm bể đồ đạc, cữ thốt ra lời lẽ không may mắn và rất kỵ lúc ra cửa mà tai nghe mắt thấy những chuyện không may không tốt.

*

Văn hóa Việt Nam:
Tìm hiểu về Bài Chòi ở Bình Định
Cổ nhân và các tục lệ về ngày xuân
Tục thưởng xuân của đồng bào Chàm Hồi giáo miền Trung và miền Tây
Truyền lưu về câu đối Tết của người Việt xưa

TẠI VIỆT NAM

Qua trú ngụ tại Việt Nam, vì thời tiết và hoàn cảnh ở hải ngoại, người Quảng Đông không thể giữ được y hệt những lễ tục gia truyền như ở cố quốc.

Cổ tục một phần bị tỉnh giảm, một phần bị sửa chữa cho đơn giản. Những cuộc thi đua, Nghinh Xí Cô, lên đồng diễn võ, đều không có ở Việt Nam, nhưng những việc Lễ Thần, Bái Tổ, Đốt pháo ở khai môn, Mừng tuổi người lớn thì vẫn triệt để bảo tồn.

Ngoài ra, ở Việt Nam, người Quảng Đông còn giữ kỹ hai tục xưa của Trung nguyên trong buổi Tân Xuân là Yết phù tống quái và Cung thỉnh Môn thần, hai tục xưa mà chúng tôi thấy người Việt Nam cũng dùng đúng theo.

1–Để cho trọn năm, tà quái không dám léo hánh đến nhà thì ngày Đầu Xuân phải dán trước cửa một lá bùa “gạch ngang sổ dọc”, dưới lại thêm năm chữ “Khương Thái Công tại thử” (Khương Thái Công ở tại đây).

Tương truyền bùa nầy của Khương Thái Công vẽ ra để ếm quỷ. Nội lá bùa cũng từng đủ lắm rồi, nhưng người ta quá cảnh giác thêm tên “tác giả” dưới lá bùa để loài ma lũ quỷ biết chữ, một khi thấy rõ thì càng sợ, càng co giò chạy cho thật xa. Quý độc giả hẳn đã biết Khương Thái Công, tức Khương Thượng, Khương Tử Nha, tức Lữ Vọng hay Thái Công Vọng là người đã nhơn danh Thượng Đế mà Phong Thần cho các vị Linh Thần ở khắp trên trời, dưới đất, đáy biển, đầu non… Ngoài việc đứng Phong Thần, Khương Thái Công lúc nào cũng “thủ” sẵn một ngọn roi “Đả Thần” (Đả thần tiên: roi đánh thần) nên các vị Thần đều sợ. Vả Thần thì chuyên trị quỷ mà Thần còn khiếp sợ Khương Thái Công nên cố nhiên hễ nghe thấy tên Khương Thái Công ở tại đâu, ở tận nhà nào thì quỷ tránh xa đó muôn dặm, sao dám bén mảng lại gần …[7].

2–Cũng trong ngày Tết, người ta có tục treo “Bùa Đào” (Đào phù) trước cửa.

Theo sách Kinh Sở tuế thời ký và Ngọc chúc bửu điển thì cây đào do “ngũ hành kết tinh, áp tà khí, chế bách quỷ… ma quái đều sợ”. Vậy nên người ta chọn hai mảnh ván gỗ đào rồi vẽ lên hai hình Thần nhân, treo ngay ở cửa cái trong mấy Ngày Xuân, để trị tà ma. Này là hai Môn thần: một vị tên Thần Đồ, một vị tên Uất Lũy. Hai vị Thần nầy, về thời thượng cổ, ở trên Độ sóc sơn giữa Đông hải, thường ngồi dưới bóng cội đào to và chuyên môn trừ yêu bắt quỷ không cho khuấy phá dân lành[8].

Mãi đến sau thời Đường, người ta truyền rằng vì Ngụy Trưng thừa lịnh Ngọc Hoàng trảm giao long mà Lý Thế Dân (Đường Thái Tông) đã hứa cứu lại không cứu được, và cũng vì Đường Thái Tông háo sát, trải nhiều năm chiến trường, sát hại vô số binh dân, nên đêm đêm vong hồn giao long và vô số binh dân đó đua nhau đến kéo vua Đường mà đòi thường mạng. Vua Đường mới nhờ Trần Huyền Trang sang Thiên trúc thỉnh kinh về cầu siêu và mỗi tối phải triệu Tần Quỳnh (mặt vàng như nghệ) và Uất trì Cung (mặt đen hơn lọ) – cả hai đều là đại tướng và đều cầm giản – vào gác cửa cung; các oan hồn không dám vào, vua mới ngủ yên giấc. Do đó, người ta họa hình Tần Quỳnh và Uất trì Cung ở cửa nhà cũng như ở cửa chùa – vì đám “quỷ chùa” còn ghê gớm dữ tợn hơn lũ quỷ thường – để ma quỷ xa lánh.

Và, do đó, người ta lầm hai “Môn thần Đường trào” nầy với hai “Môn thần Thượng cổ” kia, rồi tưởng lầm Tần Quỳnh và Uất trì ra Thần Đô và Uất Lũy[9].

[1] Tháng 12-1966.

[2] Ý-nghĩa : Gia-đình sum-họp để mừng Tân-Niên.

[3] Theo người Trung-hoa thì Thiên-thần là Hạo-Thiên Thượng-Đế, mặt trời, mặt trăng, các vì sao (nhựt, nguyệt, tinh-thần) và vài vị thần khác.

[4] Truyền rằng thuở xưa có một con quỷ dữ tên Sơn-Tháo, gặp ngày đầu năm hay đến khuấy-phá mọi người. Mà quỷ Sơn-Tháo rất nhát gan, hễ nghe tiếng nổ thì sợ. Người ta biết vậy nên gần đến ngày Tết thì ai nấy đều lo cưa sẵn ống tre tươi – hay ống nứa hoặc ống lồ-ồ, hai đầu có hai mắt và có khoan lỗ nhỏ trên ống tre nầy. Đêm “Trừ-Tịch”, người ta đốt trước nhà một đống lửa. Đoạn người ta đổ nước đầy ống tre, nhét nút kín rồi quăng vào giữa đống lửa. Lửa cháy, nước sôi, ống tre phát nổ một tiếng chát-chúa. Nghe tiếng nổ, quỷ Sơn-Tháo hoảng chạy…

Về sau, khi có thuốc pháo, người ta vấn pháo bẳng nhiều lớp dây tre rút thật chặt, giùi ngòi, đem đốt. Pháo tre nổ to hơn ống tre ; quỷ càng sợ hơn, càng chạy xa hơn.

Vì vậy, đêm “Trừ-tịch”, vào lúc Giao-thừa, hết năm cũ qua năm mới, người ta hay đốt một cây pháo tre trước nhà để đuổi tà tống quái, và cũng gọi là “Tiếng Pháo Giao-Thừa” hay “Tiếng Pháo Nghinh-Xuân”.

Lúc tôi còn nhỏ, ngày cuối năm, tiên-nghiêm tôi bắt tôi viết lại trên giấy hồng-đơn một đôi liễn không biết có tự thời nào – dẫu chữ tôi viết nguệch-ngoạc – để dán trên cột cửa ngõ, mà vế đầu là : “Bộc-trước nhứt thinh trừ cựu-tuế” (Pháo tre một tiếng trừ năm cũ).

[5] Kính-tọa là tấm kiếng ráp trên cái giá chạm-trổ, có khi còn phủ lên bằng một dải nhiễu điều.

[6] Xí-Cô : có vẻ đây là một vị thần mà người Hoa Bắc gọi là “Tử-Cô” 紫姑, Cô (áo) tía. Tương-truyền rằng có một phụ-nữ họ Hà tên Mị, trong thời Võ Tắc-Thiên (khoảng cuối thế-kỷ thứ 7), vì uất-hận mà chết trong cầu-xí ngày rằm tháng Giêng, nên được Thượng-Đế phong làm “Xí-Thần”. Thế-nhân vẽ hình Cô để cầu hỏi việc vị-lai quá-khứ. Lại truyền rằng khi Cô nhập-đồng, Cô hay đòi mặc áo tía, nên người ta gọi Cô là “Tử-Cô” để khỏi gọi “Xí-Cô” hay “Xí-Thần”.

[7] Đồng bào Việt-nam ta gọi bùa nầy là bùa “Tứ-tung ngũ-hoành” vẽ 5 ngang 4 dọc, mà ta thường thấy dán trước cửa người Trung-hoa, dán trong ngày Tết và để suốt năm. Đồng-bào ta có nhiều người “đương” (đan) bùa “Tứ-tung ngũ-hoành” nầy bằng nan tre và cột dính trên ngọn nêu, để trừ tà, trong những ngày Đầu Năm : chiều 29 hay 30 Tết thì nấu chè cúng dựng nêu, đến ngày Mồng Bảy thì hạ nêu, gọi là “Khai-hạ”. Vì vậy đồng-quê ta có câu hát : Cu kêu ba tiếng cu kêu, Trông mau tới Tết dựng nêu ăn chè.

[8] Đúng ra thì là “Thân-Thư và Uất-Luật”. – Hai vị thần nầy có vẻ riêng so với tôi thật là “quen-biết” quá nhiều ; vì : Thuở nhỏ, tôi đọc truyện hai thần trong sách viết bằng chữ quốc-ngữ (quên là sách nào) thì thấy chép là “Thần-Thơ, Uất-Lũy”. Chừng biết chút-đỉnh chữ Hán, thấy ở nhiều cửa cái tại thôn-quê có dán cả năm nầy qua tháng nọ hai tấm giấy hồng-đơn khá lớn, hình vuông (dán một góc nhọn day lên trên), và trên mỗi tấm đề tên một vị thần nầy. Phần nhiều người ta đọc “Thần-Trà, Uất-Lũy”. Rồi có người đọc “Thần-Đồ, Uất-Lũy”. Cũng có người đọc “Thần-Dư, Uất-Lũy”. Lại có sách bảo đọc “Thần-Đồ, Uất-Luật”. Biết đọc nhiều hơn chút nữa thì tôi rõ hai ông tên là “Đồ-Dữ và Uất-Lũy”. Và sau cùng lại phải đọc ra “Thân-Thư, Uất-Luật”. Thử lần mối :

Ι–Thì ra sách Phong-tục-thông (viết vào khoảng cuối thế-kỷ thứ 2, thời Huỳnh-cân, Đổng Trác) chép : “Thượng-cổ chi thời hữu thần đồ dữ uất lũy côn đệ nhị nhân năng chấp quỷ…”. Vì sách xưa không có chấm câu, khiến người ta hiểu nhầm chữ “dữ” ở đây là tên Thần mà cho chữ “dữ” nghĩa là “cùng”, là “với”. Thành ra theo nguyên-tác thì :” Thời thượng-cổ có thần tên Đồ-Dữ, Uất-Lũy, hai người là anh em, hay bắt quỷ…”, mà hiểu ra “Thời thượng-cổ có Thần-Đồ CÙNG Uất-Lũy…”. Rồi kẻ truyền người chép – và người Việt-nam ta cũng hiểu theo – tên hai vị là “Thần-Đồ và Uất-Lũy”.

2–Mà sao lại Đồ, lại Trà, lại Dư ? – Thì ra :

α) Chữ “Dư” là “ta” cũng có âm là “Đồ”.

ɓ) Chữ “Trà” (I0 nét) ngày nay thì hồi xưa viết là “Đồ” (II nét, thêm cái ngang nhỏ-xíu trên chữ mộc) ; từ đời Đường mới dùng chữ “Trà” mà thay chữ “Đồ”.

ͼ) “Đồ” là thứ rau đắng, mà cũng chỉ về Trà. So với người Trung-Hoa : trà hái sớm ấy là “Đồ” mà hái muộn ấy là “Mính” (Cụ Huỳnh-Thúc-Kháng lấy biệt-hiệu là “Mính Viên”.

3–Chữ “Đồ” nầy cũng có âm là “Thư”, nên trong Nam quen đọc là “Thơ”.

4–Chữ “Thần” là “ông thần” cũng có âm là “Thân” , .

5–Chữ “Lũy” cũng có âm là “Luật” .

Toàn là Tàu cả ! Mà đã học chữ của Tàu, sách của Tàu thì ta theo tự-dạng của chữ Tàu mà đọc “神荼鬱壘 Thần Đồ, Uất-Lũy” ; nhưng đúng hơn thì ta nên đọc theo sách dạy của Tàu là “Thân-Thư, Uất-Luật” (讀如伸舒鬱律 đọc như Thân Thư, Uất Luật). Bởi hai vị thần nầy thường ngồi ở gốc cây đào để đón bắt quỷ – vì gần cội đào ở Độ-sóc-sơn có “quỷ-môn”, chỗ muôn quỷ ra vào – nên chư-quỷ hễ thấy bóng cây đào, thấy dạng lá đào thì mau-mau tránh thật xa. Biết vậy, trước hết, tất cả chúng ta bẻ cành đào vào ngày Đầu Năm, treo trước cửa để nhát quỷ. Về sau, người ta lấy ván gỗ đào và vẽ lên hình-tượng hai Thần – chắc với nét mặt “đáng khiếp sợ lắm” – cho quỷ sợ hơn, gọi là “Bùa Đào” (Đào-phù).

Ở Việt-nam ta không có gỗ đào – loại Đào Thần – nên người ta tạm dùng giấy hồng-đơn viết to đại-danh của nhị-vị, thay cho “Đào-phù”. Và, ngày cuối năm, trước cửa lại dựng Nêu bằng cây tre cao trảy hết nhánh-nhóc, chỉ chừa một túp lá trên ngọn phất-phơ trước gió Xuân, thay cho “Đào-phù” trong những ngày Tết. Vì vậy, tiếp theo vế “Bộc-trước nhứt thinh trừ cựu-tuế”, thì là câu : “Đào-phù vạn hộ cánh Tân-xuân”. ([Hễ thấy] Bùa Đào [phất-phơ trước] muôn nhà [thì là] thêm [một] Xuân Mới).

Trong Gia-định-thành thông-chí, ông Trịnh-Hoài-Đức bảo không rõ vì đâu mà người Đồng-nai có tục “Dựng Nêu”. Nhưng, trong Đại-nam quấc-âm tự-vị, ông Huỳnh-Tịnh-Của có giải-thích : “LÊN NÊU – Trồng một cây tre trước nhà trong mấy ngày Tết, cho biết là năm mới, cũng nhắc tích cây bàn đào của bà Tây-vương-mẫu, là chỗ quỷ ở, thường có hai con quỷ lớn kếu là Thần đồ, Uất lũy, hay bắt các quỷ xấu mà ăn ; cũng kêu là cây đào phù, nghĩa là bùa đào”. Mà vì sao lại dùng Cành Tre thay Cành Đào ? Ta có thể nghĩ như sau :

Ι–Vì tại Việt-nam ta không có thứ đào như loại đào ở Độ-sóc-sơn, loại Bàn-đào của bà Tây-vương-mẫu.

2–Vì ở Trung hoa có loại tre gọi “Đào-chi”, tức “Đào-chi-trúc” 桃枝竹 (chữ “chi” là “cành”) ; loại tre nầy đem chẻ nan dùng làm chiếu được, gọi là “miệt-tịch” (chiếu tre) ; chữ “miệt” chỉ loại “đào-chi-trúc” nầy. (Cách nay vài mươi năm, người Trung-hoa có đem qua nước ta một thứ chiếu bện bằng nan tre nhỏ rức, nằm rất êm, rất mát – nhứt là lót để nằm hút thuốc lá phiện – có vẻ là thứ “miệt-tịch” nói đây.

Tôi mang bài nầy nhờ ông Ô Tăng-Hậu xét lại cả bản dịch lẫn lời chua, để ông chỉ bảo lại những chỗ chưa ổn. Nhờ vậy, ông vừa dạy tôi thêm một điều : Chiếu tre thì gọi Văn-hoa là “miệt-tịch” (do loại tre “đào-chi”) còn thông-thường thì gọi “trúc-tịch” và cũng quen gọi bằng một danh-từ mà tôi chưa từng biết là “Đào-sanh”, “Thứ Sanh” (chiếc chiếu nầy thì thời Tống, Ngụy gọi là “điệm”, có vẻ như loại “chiếc đệm” ở Việt-nam ta). Và, vì ở Trung-hoa lại có một loại tre khác tên “Đào-ti-trúc” 桃絲竹 (chữ “ti” là “sợi tơ, nan vót”) quen gọi tắt là “Đào-trúc”. Phải chăng nhơn này mà không Đào thì mượn Tre vậy ?

[9] Đồng bào Việt-nam ta không lầm Tần Quỳnh và Uất-trì ra Thần-Đồ, Uất-Lũy – tức Thân-Thư và Uất-Luật – mà ta gọi hai Môn-Thần trị “quỷ chùa” là Ông Thiện (mặt vàng-bạch, hiền-lành) và Ông Ác (mặt lọ-nồi, hung-tợn).

5/5 – (4 bình chọn)


Xem thêm những thông tin liên quan đến đề tài ở đây là ở đâu

ĐÂU CÒN ĐÂY | LEE KEN Ҳ NAL | OFFICIAL MUSIC VIDEO

alt

  • Tác giả: Lee Ken PT
  • Ngày đăng: 2020-08-18
  • Nhận xét: 4 ⭐ ( 3624 lượt nhận xét )
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: ĐÂU CÒN ĐÂY | LEE KEN Ҳ NAL | OFFICIAL MUSIC VIDEO
    —————————
    ĐâuCònĐây LeeKen Nal
    ————————————
    – Music Mp3 :
    https://www.nhaccuatui.com/playlist/dau-con-day-single-lee-ken-ft-nal.dkHn4GINAsok.html
    – Script :
    Lee Ken https://www.facebook.com/huynhminh.ta…
    Project Leader : PT
    – Music Producer:
    SINKRA : https://www.facebook.com/sinkra.cc
    – Camera :
    Lee Ken https://www.facebook.com/huynhminh.ta…
    Support : CAO THIÊN MẠNH
    – Poster :
    Lee Ken https://www.facebook.com/huynhminh.ta…
    – Mixer :
    Lee Ken https://www.facebook.com/huynhminh.ta…
    Support : Ɱ-Studio
    – Edit :
    Lee Ken https://www.facebook.com/huynhminh.ta…
    – Cast:
    Lee Ken : https://www.facebook.com/huynhminh.ta…
    Nal : https://www.facebook.com/profile.php?id=100009693105036
    ————————————
    LYRIC :
    ♬ Mênh mông không còn em ♬
    ♬ anh như lạc vào đoạn đường quen ♬
    ♬ Tìm hoài mà chẳng thấy lối anh về ♬
    ♬ Nhịp cầu ngày ngày đu đưa ♬
    ♬ thuở ấy nắng trưa mưa chiều ♬
    ♬ Em dìu dàng tóc mấy còn thưa ♬
    ♬ Gieo cho vấn vương ♬
    ♬ Nhưng lại ôm thêm bao gió sương ♬
    ♬ Em đi rồi .. phong vân ngập lối ♬
    ♬ Thêm sầu thêm buồn ♬
    ♬ Thương thân mình mi thêm nhòa ♬
    ♬ Tình duyên ai lấy mà cho ♬
    ĐK :
    ♬ Thà là người cứ nói 1 lời ♬
    ♬ Giờ đã có ai bên đời ♬
    ♬ Dẫu cho anh vẫn còn nhiều lần ♬
    ♬ Ngập ngừng chưa nói ♬
    ♬ Đoạn tình tương lai nay dỡ dang ♬
    ♬ Chờ ai vẫn thương ai vô vàng ♬
    ♬ Hợp rồi tan … ai biết mai đây lỡ làng ♬
    ♬ Trao nhau tình yêu thật nhiều ♬
    ♬ Rồi mang đớn đâu ai chịu ♬
    ♬ Mưa vẫn rơi …ướt áo xưa hững hờ ♬
    ♬ Đồng lên xanh thêm xanh ♬
    ♬ Tình em vẫn quên đi anh ♬
    ♬ Cố xóa hết những gì ta đã từng yêu ♬
    Ver1:
    ♬ Anh vẫn thường hay mơ thứ không có trên đời ♬
    ♬ Như hạnh phúc nơi em anh không thể chạm tới ♬
    ♬ 1 kẻ nghệ sĩ khờ lại vô tình viết thành thơ ♬
    ♬ Say đắm cả cuộc sống để giờ trái tim tan vỡ ♬
    ♬ Tình vội vàng chia xa nhanh ♬
    ♬ Lá chưa héo xa lìa cành ♬
    ♬ Sương mai còn vương ánh ♬
    ♬ Sao em nỡ vội vàng buông tay anh ♬
    ♬ Thương nhớ đành thôi ♬
    ♬ Anh vẫn đây ngồi ♬
    ♬ Ôm hoài kí ức ♬
    ♬ Mặt kệ thời gian trôi ♬
    ĐK 2:
    ♬ Người làm chết trái tim ta muộn sầu ♬
    ♬ Để khóe mắt thâu thêm nặng sầu ♬
    ♬ Rựu cay giờ tràn ly ai uống cho để nhớ ♬
    ♬ Một người không ở nơi này ♬
    ♬ Thật khó để quên nhưng người cũng từng quên rồi ♬
    ♬ Xa thật xa bóng ai nhẹ nhõm trôi
    Ver2:
    ♬ Bước đi anh không trách em đâu ♬
    ♬ Chỉ là ước mi … nên đôi mắt thêm sầu ♬
    ♬ Duyên không nợ thôi mình đành xa nhau ♬
    ♬ Lời cay đắng đó .. mang thêm bao nghẹn ngào ♬
    ♬ Sống thật hạnh phúc sau những ngày xa anh ♬
    ♬ Đừng chúc anh hạnh phúc khi duyên đã không thành ♬
    ♬ Cứ nghĩ là sẽ giữ dduioocj … em mãi trong vòng tay ♬
    ♬ Bất trợt anh mới nhận thấy em xa lúc nào đâu còn đây ♬
    ——————————————————————————————————–
    ➥ Follow LEE KEN :
    ● Fb: https://www.facebook.com/huynhminh.ta…​
    ● Fanpage: https://www.facebook.com/LeeKen1998​
    ● Tiktok: https://www.tiktok.com/@leekenpt0908?​
    ● Instagram: https://www.instagram.com/minhtam236​
    ➥ Follow NAL:
    ● Fb: https://www.facebook.com/profile.php?…​
    ● Fanpage: Đang update
    ● Tiktok: https://www.tiktok.com/@nal1808?lang=…​
    ● Instagram: Đang update
    CONTACT US:
    © Bản quyền thuộc về Lee Ken PT
    © Copyright by Lee Ken PT ☞ Do not Reup

Tính năng của đại não

  • Tác giả: dongdo.edu.vn
  • Nhận xét: 4 ⭐ ( 6727 lượt nhận xét )
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Thắc mắc: Tính năng của đại não

Website là gì? tiên tiến nhất

  • Tác giả: muonmau.vn
  • Nhận xét: 4 ⭐ ( 1503 lượt nhận xét )
  • Khớp với kết quả tìm kiếm:

ở đây là đâu trong tiếng Tiếng Anh – Tiếng Việt-Tiếng Anh

  • Tác giả: vi.glosbe.com
  • Nhận xét: 3 ⭐ ( 6974 lượt nhận xét )
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Xác minh các bản dịch ‘ở đây là đâu’ sang Tiếng Anh. Xem qua các ví dụ về bản dịch ở đây là đâu trong câu, nghe cách phát âm và học ngữ pháp.

Ca trù là gì? Ca trù ở đâu? Đây là di sản văn hóa gì của Việt Nam?

  • Tác giả: vietmoiaudio.com
  • Nhận xét: 5 ⭐ ( 7334 lượt nhận xét )
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Ca trù là gì? ca trù ở đâu là một trong những loại hình văn hóa văn nghệ dân gian rực rỡ mang đậm giá trị văn nghệ và giá trị văn hóa sâu sắc

Sao nhí ‘Phòng khám riêng biệt’ Kailia Posey tử vong ở tuổi 16

  • Tác giả: ngoisao.vn
  • Nhận xét: 5 ⭐ ( 1661 lượt nhận xét )
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Thông tin Kailia Posey – diễn viên được nghe đến trong bộ phim “Phòng khám biệt lập” tử vong ở tuổi 16 khiến nhiều người thương tiếc.

Đi đâu chơi cho hết kỳ nghỉ lễ 30.4 và 1.5?

  • Tác giả: thanhnien.vn
  • Nhận xét: 4 ⭐ ( 7289 lượt nhận xét )
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Nếu các bạn trẻ vẫn chưa biết nên xách ba lô lên và đi đâu thì đây là những gợi ý nơi đến thú vị cho kỳ nghỉ lễ 30.4 và 1.5 sắp tới.

Xem thêm các nội dung khác thuộc thể loại: giải trí