Người hai lần ‘giải cứu’ danh tướng Ông Ích Khiêm – ông ích khiêm đà nẵng

Phạm Phú Thứ (1821-1882), người xã Đông Bàn, tổng Đa Hòa Thượng, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn; nay thuộc xã Điện Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Năm 24 tuổi, ông đỗ Hội nguyên và đứng đầu bảng Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa thi Hội năm Quý Mão (1843). Báo Đà Nẵng điện tử, đơn vị của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Đà Nẵng

Bạn đang xem: ông ích khiêm đà nẵng

Phạm Phú Thứ (1821-1882), người xã Đông Bàn, tổng Đa Hòa Thượng, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn; nay thuộc xã Điện Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Năm 24 tuổi, ông đỗ Hội nguyên và đứng đầu bảng Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa thi Hội năm Quý Mão (1843). Ông là người biết trân trọng nhân tài và dũng cảm tranh đấu bảo vệ lẽ phải. Sách Phạm Phú Thứ toàn tập (NXB Đà Nẵng, 2014) cho biết, ông đã hai lần “giải cứu” đồng hương và đồng liêu Ông Ích Khiêm.

Chân dung Phạm Phú Thứ. (Ảnh tư liệu)

“Giải cứu” bằng cách… khéo giáo hóa

Ông Ích Khiêm sinh năm 1829 tại làng Phong Lệ, tổng Thanh Quýt, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay là khu vực Phong Lệ Bắc, phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, tp Đà Nẵng). Nổi tiếng thông minh khác thường so với bạn thân đồng song, ông đỗ Cử nhân khi mới 15 tuổi. Ông từng lập nhiều chiến công lừng lẫy, góp phần bảo vệ quốc phòng – an ninh của quốc gia trên cương vị Tiễu phủ sứ ở Hải Dương và Tán lý quân thứ ở Cao Bằng.

Tài năng lỗi lạc, song do “cái tính khí cương cường nóng nảy, phàm việc không chịu ở sau người và vâng theo mệnh người” (lời phê trách của vua Tự Đức), Ông Ích Khiêm thường bị các quan lại, tướng lĩnh đương quyền ghen ghét, ám hại, nhiều lần bị vua miễn nhiệm, giáng chức. Lấy cớ có bệnh, năm 1873, ông xin về quê điều trị.

Biết rõ tài năng và tính cách của người đồng hương (cùng ở phủ Điện Bàn) và cũng là đồng liêu (cùng làm quan đương triều) kém mình 8 tuổi, Phạm Phú Thứ, lúc này là Thự Hải An Tổng đốc đã ra tay “giải cứu”. Nhân chuyến được vua cho về thăm cha mẹ, ông đã đích thân qua sông Cẩm Lệ thăm Ông Ích Khiêm. Khi về triều, Phạm Phú Thứ có ngay sớ tâu ngày 13 tháng 11 năm Tự Đức thứ 27 (1874) đề đạt nhà vua “phải có người để giữ vững bờ cõi ta, khiến cho thế của phỉ ngày càng cô lập, người Tây không thể xem thường”. Theo ông, “gần đây, tướng tài ở đất Bắc chỉ có bề tôi là Tôn Thất Thuyết và viên bị cách là Ông Ích Khiêm khá hơn cả”.

Phạm Phú Thứ mạnh dạn tiến cử Ông Ích Khiêm hàm Tán tương quân thứ Bắc Ninh coi việc quân giữ yên vùng giáp Đông Bắc và địa hạt Hải An để ông chuyên tâm lo việc dân chính, thương chính. Lý lẽ mang ra khá thuyết phục: “Xét lời ông ta (tức Ông Ích Khiêm – NV) cùng với người thường dân ngồi trao đổi lâu thì hỏa tính giảm hẳn. Thần nhân hỏi về sự trạng gần đây, cứ lời ông ta nói là từ ngày đội ơn được về quê điều trị, ngày ngày nhắc nhở ơn vua và duy trì phương thuốc, từ đó bệnh ngày một giảm…

Khi trước, tỉnh quan đến hỏi, ông ta đã nguyện tăng gấp điều trị để sớm công hiệu mà báo đáp. Và như năm qua, khi Hà Nội xảy ra sự biến, ông đã từng đem việc nhà phó cho con, cháu để ngày tiếp ra Kinh xin đi, nhưng chứng bệnh chợt phát, vì vậy nửa chừng lại thôi. Điều đó làng xóm đều biết. Lòng ông ta chưa quên báo đáp vậy. Nay thì bệnh ngày đã bớt, mà răng khuyển mã cũng ngày một dài, không ra mà báo đáp thì phụ ơn, phụ tấm lòng dâng lên vua”.

Lời tâu ngay thẳng của một bề tôi thân tín khiến vua động lòng và châu phê: “(Ông Ích Khiêm) sửa đổi hết sai lầm trước, không buông lung cho lính cướp bóc, không ỷ mạnh mà vô lễ, không khoe tốt che xấu… Giao cho ngươi (tức Phạm Phú Thứ – NV) khéo giáo hóa”.

“Giải cứu” khỏi cảnh ngục tù

Ấy là sau khoảng thời gian tiễu phỉ thắng lợi ở Mỏ Diêm (thuộc Bắc Ninh), Ông Ích Khiêm rút binh về, đóng nghỉ ở Bố Hạ, Hữu Lũng. Tổng đốc Tôn Thất Thuyết do có xích mích cá nhân từ trước, lấy cớ Ông Ích Khiêm đánh giặc tổn thương nhiều, tự tiện thu quân về không theo lệnh tướng, liền bắt giam ông.

Hay tin, Phạm Phú Thứ có ngay sớ tâu vua. Ông hết mực bênh vực cho người đồng hương vong niên không may bị tai họa: “Ích Khiêm từ khi nhậm chức đến nay đã thắng nhiều trận, trước đã thu hồi đủ, khi thắng trận trở về tỉnh cũng thường mở tiệc ăn mừng. Việc thắng trên kéo quân về chỉnh đốn xét ra cũng thường có. Đến khi thắng ở Mỏ Diêm, khi trở về bên này (tức bên Tôn Thất Thuyết – NV) lại nói không triệu, bên kia (tức bên Ông Ích Khiêm – NV) bảo là đã trình. Mà xét vì bọn phỉ tan, dịch lệ dấy lên nên trở về, ban đầu không hỏng việc quân, còn lỗi ở trận không biết có không”.

Lăng mộ Ông Ích Khiêm ở phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, tp Đà Nẵng. Ảnh: 𝒱.Ƭ.ʟ

Phạm Phú Thứ không e ngại tâu vua về nỗi lòng, nỗi lo của Ông Ích Khiêm khi nhậm chức: “Ích Khiêm lúc mới tới, có ghé tỉnh Đông của thần, ngụ ở công quán…, có nói với chúng thần rằng: Tính tình tôi vốn thô lỗ, sợ người không thể dung. Chúng thần đã tuân chỉ lấy việc giữ khí bình hòa mà khuyên. Vừa mới tháng hơn, báo tiệp liên tiếp mà lại xảy ra việc này”.

Phạm Phú Thứ thẳng thắn cho rằng, sự việc này chẳng qua chỉ do xích mích cá nhân giữa Ông Ích Khiêm và Tôn Thất Thuyết mà thôi: “Vả lại, Ích Khiêm từ chân thư sinh theo việc quân mười mấy năm thân trải qua hơn một trăm mấy chục trận, thắng bại ít nhiều mà chưa từng thiện tiện giết một hiệu, một ngũ. Vì thế, khi sánh với người (tức Tôn Thất Thuyết – NV), khiến người không thể không tức giận. Huống chi, lời nói lại nhiều khi không kiềm chế khiến mất lòng người”. Ông còn lên án hành động tự tiện giam giữ Ông Ích Khiêm của Tôn Tổng đốc: “Do hiềm khích gì mà không đợi chỉ, lại vội giam cầm như một loài giặc dữ”.

Cuối bản tấu, Phạm Phú Thứ không quên đề cao uy tín và vai trò không thể thiếu được của danh tướng Ông Ích Khiêm trong việc tiễu phỉ – một nhiệm vụ không kém phần trọng yếu của triều đình lúc bấy giờ: “Bọn phỉ ở Bắc Kỳ vốn sợ tên này (tức Ông Ích Khiêm – NV). Hào dũng các tỉnh phần nhiều vui sướng được dùng. Cho nên khi đánh thường thắng. Nay không vì lỗi lớn, chỉ vì một việc kéo quân về, đã vội thiện tiện giam cầm, nếu viên ấy uất lên mà chết, tướng hiệu vì đó mà giải thể. Bọn côn đồ nghe được không khỏi lại thêm nhiều việc”. Ông khẩn khoản nhà vua ân chuẩn “phái bậc đại viên công bằng chính trực nhanh đến tra rõ để chính tội danh và phòng trở ngại”.

Nhờ tài thuyết phục của “trạng sư” Phạm Phú Thứ, Ông Ích Khiêm được “giải cứu” lần thứ hai!

VÂN TRÌNH

 


Xem thêm những thông tin liên quan đến đề tài ông ích khiêm đà nẵng

Kỷ yếu 2017 đẹp nhất _ A1 Ông Ích Khiêm Đà Nẵng

alt

  • Tác giả: Thuận Huỳnh
  • Ngày đăng: 2017-05-30
  • Nhận xét: 4 ⭐ ( 5161 lượt nhận xét )
  • Khớp với kết quả tìm kiếm:

Khu mộ cổ với thiết kế mới lạ

  • Tác giả: vinpearl.com
  • Nhận xét: 3 ⭐ ( 3873 lượt nhận xét )
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Mộ Ông Ích Khiêm Đà Nẵng không chỉ là nơi yên nghỉ của danh tướng nổi danh sử Việt, đây đang là di tích lưu giữ những giá trị văn hoá, lịch sử của dân tộc.

Trường Tiểu học Ông Ích Khiêm

  • Tác giả: tieuhocongichkhiem.edu.vn
  • Nhận xét: 5 ⭐ ( 4026 lượt nhận xét )
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Trường Tiểu học Ông Ích Khiêm

Đường Ông Ích Khiêm, Quận Thanh Khê, Tp Đà Nẵng

  • Tác giả: tinbds.com
  • Nhận xét: 3 ⭐ ( 4556 lượt nhận xét )
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Đường Ông Ích Khiêm, Quận Thanh Khê, Tp Đà Nẵng: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã tp trực thuộc. Smartphone UBND, hình ảnh…

Mộ Ông Ích Khiêm Ở Đà Nẵng

  • Tác giả: bazantravel.com
  • Nhận xét: 4 ⭐ ( 4050 lượt nhận xét )
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Quay lại những trang lịch sử để thêm hiểu biết, thì Ông Ίch Khiêm sinh ngày 21 tháng 12 năm Mậu Tý nhằɱ ngày 25 tháng 1 năm 1829 tạι làng Phong Lệ, phủ Điệи Bàи, Quảng Nam

Ông ích khiêm: các vị trí ông ích khiêm trên Foody.vn ở Đà Nẵng

  • Tác giả: www.foody.vn
  • Nhận xét: 5 ⭐ ( 6256 lượt nhận xét )
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Ông ích khiêm – 267 vị trí Ăn uống tại Đà Nẵng. Foody.vn là website #1 tại VN về tìm kiếm vị trí, có hàng ngàn comment, hình ảnh

Bản đồ Google map đường Ông Ích Khiêm Đà Nẵng

  • Tác giả: bannha.webdanang.com
  • Nhận xét: 5 ⭐ ( 1222 lượt nhận xét )
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Mua Ban Nha Dat Da Nang, Mua Bán nhà đất Đà Nẵng, Bán nhà quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ. Bán đất Quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ. Cho thuê nhà, cho thuê văn phòng, mặt bằng kinh doanh, căn hộ chung cư, nhà ở xã hội Đà Nẵng. Tư vấn mua nhà, mua đất, mua căn hộ chung cư, nhà ở xã hội, đất nền dự án các quận Hải Châu,Thanh Khê,Sơn Trà,Ngũ Hành Sơn,Cẩm Lệ,Liên Chiểu.

Xem thêm các nội dung khác thuộc thể loại: giải trí